QUY TRÌNH TUYỂN VÀ ĐÀO TẠO GIÁM KHẢO GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM

QUY TRÌNH TUYỂN VÀ ĐÀO TẠO GIÁM KHẢO GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 006/2022/QĐ-VKA .ngày 17 tháng 05 năm 2022 của Hiệp hội NNN Chó giống Việt Nam – VKA)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định tuyển, tổ chức và quản lý đào tạo giám khảo giống chó bản địa VKA, cấp chứng nhận giám khảo bản địa Việt Nam.
  2. Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban đào tạo bao gồm Ban kỹ thuật, Ban giám khảo bản địa của Hiệp hội NNN Chó giống Việt Nam – VKA.
  3. Quy chế này là căn cứ để VKA đào tạo xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về tuyển, tổ chức và quản lý đào tạo giám khảo giống chó bản địa VKA, cấp chứng nhận giám khảo giống chó bản địa Việt Nam (sau đây gọi là quy chế của VKA).

Điều 2. Chương trình đào tạo

  1. Chương trình đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam do VKA xây dựng, thẩm định và ban hành đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ của tổ chức quốc tế FCI và quy định về chuẩn chương trình đào tạo của VKA.
  2. Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp chứng nhận giám khảo giống chó bản địa Việt Nam theo quy định của Quy chế này.
  3. Chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và ứng cử viên theo quy định VKA.
  4. Chương trình đào tạo phải quy định danh mục phù hợp đối với ứng cử viên đã đạt đủ các yêu cầu tiêu chuẩn trở thành giám khảo giống chó bản địa Việt Nam.
  5. Chương trình đào tạo phải bao gồm những nội dung bắt buộc theo quy định của tổ chức quốc tế FCI và VKA.
  6. Chương trình đào tạo nếu được dạy và học bằng tiếng Anh phải tuân theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  7. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố cho ứng cử viên trước khi áp dụng.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo

  1. Hình thức đào tạo chính quy được áp dụng. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam.
  2. Đối với mỗi hình thức đào tạo, Ủy ban đào tạo của VKA cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho ứng cử viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:
  3. Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định đảm bảo đa số ứng cử viên hoàn thành chương trình đào tạo;
  4. Thời gian tối đa ứng cử viên hoàn thành khóa học được quy định bởi VKA nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

CHƯƠNG II

DỰ TUYỂN

Điều 4. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

  1. Yêu cầu đối với ứng cử viên:
  2. Quốc tịch: Việt Nam
  3. Độ tuổi trên 24 tuổi
  4. Trình độ học vấn: Đại học trở lên
  5. Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Việt (có chứng chỉ công nhận trình độ giao tiếp lưu loát, và khả năng đọc tốt tài liệu nước ngoài.)
  6. Không có tiền án hình sự.
  7. Chưa từng vi phạm bất kỳ quy định nào của VKA, hoặc gây ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến danh tiếng, hoạt động của VKA.
  8. Tại thời điểm nộp đơn đăng ký ứng tuyển, ứng cử viên phải cung cấp được các bằng chứng

+  Đang là thành viên chính thức của VKA.

+  Đã đăng ký trại nuôi chó giống bản địa với VKA.

+  Đã từng là người nhân giống của một giống chó bản địa Việt Nam theo đúng quy định nhân giống của VKA trong tối thiểu 4 năm. Đã nhân giống được ít nhất 03 chú đạt thành tích “Vô địch Chó Giống Bản Địa Việt Nam” tại các cuộc thi chó bản địa do VKA, hoặc các câu lạc bộ trực thuộc được VKA cấp phép tổ chức. (Không tính các cuộc thi Mở rộng ‘Open show’). Hoặc, đã nhân giống được tối thiểu 4 chó giống được đánh giá “Đạt” trong các cuộc thi Công Nhận Giống (CNG) do VKA tổ chức, và 3 trong 4 chó giống này, đã đạt danh hiệu Best Of Breed (BOB) tại các cuộc thi chó bản địa do VKA, hoặc các câu lạc bộ trực thuộc được VKA cấp phép tổ chức.

  1. Từng làm trợ lý giám khảo (ring steward) ít nhất 5 lần trong các cuộc thi chó giống do VKA, hoặc câu lạc bộ trực thuộc được VKA cấp phép tổ chức (không tính các cuộc thi Mở rộng ‘Open show’) trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 năm, và trong 5 lần đó có ít nhất 3 lần làm trợ lý giám khảo trong cuộc thi chó giống bản địa Việt Nam hoặc cuộc thi CNG, để đảm bảo ứng cử viên hiểu rõ về các thủ tục & quy định, bối cảnh của cuộc thi.
  2. Vượt qua bài kiểm tra sơ bộ bằng đề thi trắc nghiệm, ban hành bởi Ủy ban đào tạo VKA, cho thấy ứng cử viên có đủ kiến thức về các chủ đề sau:

+  Giải phẫu học, hình thái học và sự vận động của chó.

+  Di truyền học, dẫn liệu sinh lý lâm sàng cơ bản và tính cách của chó.

+  Kiến thức về bản tiêu chuẩn giống.

+  Hành vi, nguyên tắc và kỹ thuật trong “ring” của cuộc thi chó giống bản địa.

+  Các quy định & điều lệ của VKA/FCI trong nhân giống, tổ chức cuộc thi.

+  Các quy định & điều lệ hoạt động của VKA.

(Nếu không vượt qua bài kiểm tra sơ bộ này, ứng cử viên có thể đăng ký tham gia khóa đào tào ngắn hạn cho các chủ đề trên do VKA tổ chức, và đăng ký kiểm tra lần kế tiếp.)

  1. Yêu cầu Hồ sơ đăng ký dự tuyển của các ứng cử viên muốn trở thành giám khảo chó giống bản địa Việt Nam – VKA phải tuân theo các quy định của Nhà nước Việt Nam, và đơn mẫu đăng ký chính thức của VKA. Bộ hồ sơ đăng ký phải đầy đủ:
  • Đơn đăng ký ứng tuyển (mẫu do VKA cấp) (đính kèm với Bản tường trình)
  • Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận địa phương
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 01
  • Giấy khám sức khỏe
  • Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
  • Ảnh chân dung 4×6 phông nền trắng
  • Căn cước công dân bản sao y công chứng còn hiệu lực
  1. Phương thức ứng tuyển do VKA quyết định bao gồm thi tuyển và xét tuyển; bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của ứng cử viên. VKA được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin ccậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.
  2. Thông báo ứng tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của VKA ít nhất 45 ngày tính từ ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm những thông tin sau:
  3. Đối tượng và điều kiện dự tuyển;
  4. Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo;
  5. Danh mục nhóm giám khảo phù hợp với từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung;
  6. Hồ sơ dự tuyển;
  7. Kế hoạch và phương thức tuyển sinh;
  8. Mức học phí, mức thu dịch vụ dự tuyển và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng khóa học;
  9. Những thông tin cần thiết khác.
  10. VKA ra quyết định công nhận ứng cử viên trúng tuyển khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo kèm theo các minh chứng.
  11. Quy chế của VKA quy định cụ thể;
  12. Kế hoạch tuyển, thông báo tuyển, phương thức tuyển;
  13. Quy trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào và công nhận ứng cử viên trúng tuyển;
  14. Các chính sách ưu tiên trong xét tuyển;
  15. Công tác lưu trữ, bảo mật trong công tác tổ chức thi tuyển và xét tuyển;
  16. Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ trong công tác xét tuyển;
  17. Trách nhiệm của các phòng ban và cá nhân trong công tác tổ chức xét tuyển;
  18. Những quy định khác liên quan đến xét tuyển.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điều 5. Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả học tập

  1. Địa điểm đào tạo là trụ sở chính hoặc do VKA thông báo cho mỗi khóa đào tạo dựa theo tình hình thực tế.
  2. Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên giảng dạy ở trình độ chuyên môn về chó giống theo quy định tổ chức quốc tế FCI và VKA.
  3. Việc lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy, đánh giá và xử lý kế quả học tập được thực hiện theo quy định liên quan tại Quy chế đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam do VKA ban hành.
  4. Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng khóa học, thực hành. Kế hoạch giảng dạy và học tập các học phần trong chương trình đào tạo được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với mỗi học phần không vượt quá 15 giờ trong một tuần và 04 giờ trong một ngày.
  5. Kết quả ccác học phần trong chương trình đào tạo chỉ được xếp loại đạt khi có diểm đánh giá từ mức B trở lên.
  6. Tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi đáp ứng quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp.
  7. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi bảo đảm sự tin cậy, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp.
  8. Trong trường hợp thiên tại, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, VKA thực hiện đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần đảm bảo công bằng, tin cậy và khách quan như đánh giá trực tiếp.
  9. Quy chế của phòng ban đào tạo thuộc VKA quy định chi tiết về:
  10. Tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập
  11. Cách đánh giá, tính điểm học phần; việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện và đánh giá thực hành, thực tập, và chuyên đề nghiên cứu;
  12. Tiêu chuẩn, trách nhiềm và quyền hạn của giảng viên;
  13. Nhiệm vụ và quyền hạn của học viên và các đơn vị chuyên môn, quản lý, hỗ trợ có liên quan theo các quy định của pháp luật hiện hành;
  14. Việc lấy ý kiến phản hồi của học viên và những quy định liên quan khác trong tổ chức hoạt động đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam.

Điều 6. Hướng dẫn phân nhóm đào tạo giám khảo chó giống bản địa Việt Nam

  1. Nhóm giám khảo một giống chó bản địa, chi tiết:
  2. Giám khảo giống chó Xoáy Phú Quốc, là giám khảo được đào tạo chuyên môn để có thể đánh giá giống chó Xoáy Phú Quốc.
  3. Giám khảo giống chó H’Mông Cộc đuôi, là giám khảo được đào tạo chuyên môn để có thể đánh giá giống chó H’Mông Cộc đuôi.
  4. Giám khảo giống chó núi Bắc Hà, là giám khảo được đào tạo chuyên môn để có thể đánh giá giống chó núi Bắc Hà.
  5. Nhóm giám khảo giống chó bản địa bổ sung, là giám khảo đã đạt chứng nhận giám khảo một giống chó bản địa, và được đào tạo chuyên môn để có thể đánh giá thêm một giống chó bản địa bổ sung do cá nhân tình nguyện đăng ký.
  6. Nhóm giám khảo Bản địa Việt Nam là giám khảo có thể đánh giá được tất cả giống chó thuộc giống bản địa Việt Nam (hiện tại VKA công nhận 3 giống bản địa Việt Nam bao gồm: chó Xoáy Phú Quốc, chó H’Mông Cộc đuôi, chó núi Bắc Hà.

CHƯƠNG IV

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO TỪNG NHÓM GIÁM KHẢO CHÓ GIỐNG BẢN ĐỊA VIỆT NAM

              Điều 7. Trình tự trở thành giám khảo giống chó bản địa Việt Nam

Theo trình tự cấp độ giám khảo bản địa VKA, các ứng cử viên lần lượt trở thành giám khảo một giống chó bản địa; và sau khoảng thời gian quy định thực hiện công tác giám khảo một giống này, khi đạt đủ tiêu chí giám khảo cho giống chó bản địa bổ sung, mới có thể chính thức trở thành giám khảo cho giống chó bản địa bổ sung, hoặc giám khảo bản địa Việt Nam.

Điều 8. Hướng dẫn quy trình đào tạo nhóm giám khảo một giống chó bản địa

  1. Ứng cử viên sẽ được đào tạo, huấn luyện một khóa học thực hành chính thức. Khóa học sẽ được cung cấp bởi các giám khảo rất giàu kinh nghiệm, những người đã tuân theo chương trình đào tạo đặc biệt của VKA/FCI cho các kỹ thuật sau:
    1. Cách nhìn đánh giá chó đạt theo bản tiêu chuẩn.
    2. Quy định, cũng như quy trình thực hiện công tác giám khảo trong ‘ring’ thi đấu.
  2. Sau khi hoàn thành khóa học thực hành trên ứng cử viên phải thi lý thuyết và thực hành do Ủy ban đào tạo VKA phát hành đề thi. Trong kỳ thi thực hành:
  3. Ứng cử viên phải đánh giá ít nhất 02 chó giống.
  4. Ứng cử viên phải đưa ra một bản đánh giá có kết quả ghi nhận những điểm tốt, và chưa tốt của cuộc thi Công Nhận Giống. Kèm theo một bản báo cáo sau chấm thi chó giống (như là một giám khảo bản địa thực thụ). Lưu ý quan trọng, ứng cử viên phải chú ý ghi rõ về phúc lợi sức khỏe của các chú chó.
  5. Sau khi đạt 2 kỳ thi lý thuyết và thực hành trên
  6. Ứng cử viên phải thực hiện nhiệm vụ “Giám khảo Tập sự” đối với giống chó đã đăng ký trong thời gian tối thiểu 1 năm, tham gia tối thiểu 5 cuộc thi chó bản địa do VKA và câu lạc bộ trực thuộc được VKA cấp phép tổ chức.
  7. Ứng cử viên phải viết báo cáo về những chú chó đã đánh giá trong quá trình thực tập, và nộp báo cáo đầy đủ cho người giám sát (giám khảo giống chó bản địa Việt Nam đương nhiệm – người có trách nhiệm xác nhận kiến ​​thức của ứng cử viên, cũng như hiệu quả công việc và hành vi của ứng cử viên cho Ủy ban đào tạo dưới sự giám sát Ban lãnh đạo VKA.)
  8. Việc thực tập phải được thực hiện dưới sự giám sát của VKA và các giám khảo có kinh nghiệm và Ủy ban đào tạo.
  9. Sau khi hoàn thành thành công nhiệm vụ “Giám khảo Tập sự”,  ứng cử viên nộp và bảo vệ tiểu luận kết thúc khóa đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam.

              Điều 9. Hướng dẫn quy trình đào tạo nhóm giám khảo một giống chó bản địa bổ sung

  1. Đã từng làm giám khảo một giống chó bản địa tối thiểu 3 năm.
  2. Nộp đơn đăng ký trở thành giám khảo thêm một giống bản địa bổ sung.
  3. Đã từng là người nhân giống đối với giống chó đăng ký bổ sung này trong tối thiểu 3 năm. Đã nhân giống được ít nhất 03 chú đạt thành tích “Vô địch Chó Giống Bản Địa Việt Nam” tại các cuộc thi chó bản địa do VKA, hoặc các CLB được VKA cấp phép tổ chức. (Không tính các cuộc thi Mở rộng ‘Open show’). Hoặc, đã nhân giống được tối thiểu 4 chó giống được đánh giá “Đạt” trong các cuộc thi Công Nhận Giống (CNG) do VKA tổ chức, 3 trong 4 chó giống này, đã đạt danh hiệu Best of Breed (BOB) tại các cuộc thi chó bản địa do VKA, hoặc các CLB được VKA cấp phép tổ chức.
  4. Hoàn thành chương trình học tập của khóa đào tạo giám khảo một giống cho giống chó bản địa bổ sung đã đăng ký.
  5. Nộp và thành công trong buổi bảo vệ tiểu luận đối với giống chó bổ sung nói trên.

              Điều 10. Hướng dẫn quy trình đào tạo nhóm giám khảo Bản địa Việt Nam

Sau khi đạt đủ chứng nhận trở thành giám khảo bản địa cho thêm những giống bản địa bổ sung, sẽ trở thành giám khảo bản địa Việt Nam.

Điều 11. Hướng dẫn tiểu luận kết thúc khóa đào tạo

  1. Thời gian thực hiện tiểu luận tối đa 30 ngày.
  2. Bài tiểu luận với tư cách và vị trí của người chiến thắng Best of Breed. Ứng cử viên phải chứng minh với Hội đồng khảo thí giám khảo thấy rằng ứng cử viên đã:
    1. Hiểu rõ bản tiêu chuẩn và nắm được cách sử dụng nó.
    2. Hiểu rõ những đặc điểm, lỗi tiêu biểu, và biết cách đánh giá đúng.
    3. Hiểu rõ những nhận xét, đánh giá chó giống từ giám khảo.
    4. Hiểu rõ lịch sử của giống chó này.
    5. Hiểu rõ tính cách / công việc / sức khỏe và các vấn đề của giống.
    6. Hiểu rõ về số liệu của giống chó này ở Việt Nam.
    7. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các giống tương tự và giống có liên quan.
  3. Tiểu luận phải phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, tuân thủ quy định của VKA về liêm chính học thuật và các quy định thự hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  4. Mỗi ứng cử viên có một hoặc hai người hướng dẫn tiểu luận, trong đó phải có một người là giảng viên của VKA. Tại một thời điềm, một người hướng dẫn độc lập không quá 03 ứng cử viên.
  5. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn tiểu luận:
    1. Có chứng nhận trình độ chuyên môn liên quan tiêu chuẩn chó giống.
    2. Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin.
    3. Đáp ứng những yêu cầu khác theo chuẩn của FCI và VKA.

Điều 12. Đánh giá tiểu luận

  1. Tiểu luận được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng đánh giá tiểu luận. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai.
  2. Hội đồng đánh giá tiểu luận bảo đảm các yêu cầu sau:
    1. Hội đồng đánh giá có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác;
    2. Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng vượt trên tiêu chuẩn người hướng dẫn tiểu luận, trong đó chủ tịch phải là trưởng Ban giám khảo bản địa, thư ký có khả năng ghi nhận nội dung buổi đánh giá tiểu luận, ủy viên phản biện thuộc Ban kỹ thuật thú y, Ban giám khảo bản địa, Ban phát triển chó bản địa Việt Nam, trong đó có 01 ủy viên phản biện là thành viên VKA có kinh nghiệm nhân giống lâu năm, nhân giống được nhiều con giống đạt danh hiệu cao trong các cuộc thi Vô địch chó giống bản địa Việt Nam do VKA tổ chức; ủy viên là đại diện Ban lãnh đạo, Ủy viên Ban chấp hành VKA.
    3. Người hướng dẫn tiểu luận có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của ứng cử viên không tham gia hội đồng.
  3. Điều kiện để ứng cử viên được bảo vệ tiểu luận:
  4. Đã hoàn thành tất cả yêu cầu trong quá trình đào tạo
  5. Đã nộp tiểu luận.
  6. Buổi đánh giá tiểu luận được tổ chức khi ít nhất 2 phần 3 tổng số thành viên hội đồng đánh giá có mặt, trong đó chủ tịch, thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ bởi VKA.
  7. Điểm tiểu luận là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên hội đồng đánh giá có mặt trong buổi đánh giá tiểu luận theo thang điểm 10; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5,5 điểm.
  8. Trong trường hợp tiểu luận không đạt yêu cầu, ứng cử viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất, không tổ chức đánh giá tiểu luận lần thứ ba.
  9. Sau khi thành công buổi đánh giá tiểu luận, toàn bộ tiểu luận (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại ban chịu trách nhiệm đào tạo của VKA, được công bố trên trang thông tin điện tử của VKA trong thời gian 30 ngày.

Điều 13. Công nhận tốt nghiệp và cấp chứng nhận giám khảo giống chó bản địa Việt Nam VKA

  1. Điều kiện để ứng cử viên được công nhận tốt nghiệp gồm, đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ tiểu luận, tiểu luận đạt yêu cầu; hoàn thành các trách nhiệm theo quy định của VKA; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật, đình chỉ học tập.
  2. Ban chịu trách nhiệm đào tạo tổ chức xét và ra quyết định công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày ứng cử viên bảo vệ thành công tiểu luận.
  3. VKA cấp và ra quyết định chứng nhận giám khảo chó giống bản địa Việt Nam cho ứng cứ viên trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.

CHƯƠNG V

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI ỨNG CỬ VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 14. Nghỉ học tạm thời, thôi học

  1. Ứng cử viên được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
  2. Được điều động vào lực lượng vũ trang;
  3. Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế, hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của quốc gia, của VKA;
  4. Bị ốm, thai sản, hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bện có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
  5. Thời gian nghỉ học tạm thời không quá 12 tháng kể từ ngày thông báo tạm nghỉ với ban chịu trách nhiệm đào tạo của VKA.
  6. Ứng cử viên được quyết định cho thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp đang bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
  7. Quy chế của VKA quy định chi tiết về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học tập và cho thôi học; việc bảo lưu và chứng nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với ứng cử viên xin thôi học.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Chế độ lưu trữ, báo cáo và công khai thông tin

  1. Ủy ban đào tạo giám khảo lưu trữ và bảo quản hồ sơ theo quy định hiện hành về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  2. Ủy ban đào tạo giám khảo có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu tại cơ sở đào tạo và cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu về đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam vào hệ thống dữ liệu VKA.
  3. VKA công khai trên trang thông tin điện tử của VKA các thông tin sau cho từng chương trình đào tạo giám khảo giống chó bản địa Việt Nam:
  4. Giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo;
  5. Thời gian, địa điểm và hình thức đào tạo;
  6. Yêu cầu đầu vào và thông tin ứng tuyển;
  7. Cấu trúc chương trình
  8. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn tiểu luận;
  9. Học tập và kiểm tra đánh giá;
  10. Học phí
  11. Các thông tin khác mà ứng viên và thành viên cần biết về chương trình đào tạo./.
kimquy
nhtruong969@gmail.com