QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN CHÓ LÀM VIỆC 08 | 2024

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN CHÓ LÀM VIỆC 08 | 2024

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN CHÓ LÀM VIỆC

  I. MỤC ĐÍCH

Các sự kiện (cuộc thi chó làm việc, trình diễn chó, sát hạch sinh sản) được tổ chức vì một số mục đích:

Để giúp đánh giá chất lượng của một cá thể chó một cách xứng đáng. Các sự kiện này để kiểm tra hoặc đánh giá các đặc điểm di truyền mong muốn hoặc được chấp nhận theo tiêu chuẩn ở những giống chó làm việc.

Đánh giá, xếp hạng và trao tặng các danh hiệu để ghi nhận khả năng hoặc thành tích của chó cho các mục đích cụ thể.

Giúp góp phần duy trì sức khỏe tổng thể, thể lực và tính cách di truyền của các giống chó làm việc.

Các sự kiện nhằm thúc đẩy các hình thức cuộc thi chó làm việc, trình diễn chó, sát hạch sinh sản ở cả cấp độ câu lạc bộ, khu vực và quốc gia. Cuộc thi chó làm việc sẽ được tiến hành theo phiên bản mới nhất của Luật FCI. Tất cả mọi người tham sự kiện bao gồm ban tổ chức, người điều khiển, khán giả và chó đều phải thể hiện tinh thần thể thao đúng mực. Nếu không đáp ứng các yêu cầu này, sẽ bị loại hoặc phải chịu các mức phạt đối với ban tổ chức, người điều khiển, khán giả, chó hoặc bất kỳ ai liên quan đến các sự cố trong thời gian diễn ra sự kiện.

   II. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. THỜI GIAN TỔ CHỨC

– Các cuộc thi chó làm việc có thể được tiến hành quanh năm nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và sức khỏe của cả người huấn luyện và chó không gặp nguy hiểm. Nếu các yếu tố về thời tiết không được đảm bảo, sự kiện không thể được tổ chức hoặc tạm hoãn. Giám khảo là người đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.

– Thời gian tổ chức cuộc thi chó làm việc được quy định vào các ngày cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật). Trong các trường hợp đặc biệt, số lượng ngày thi có thể được thay đổi.

Thời gian tổ chức cuộc thi chó làm việc bao gồm ngày tập thử/làm quen sân và ngày thi chính thức. Ban tổ chức có trách nghiệm tổ chức ngày tập thử/làm quen sân trước khi ngày thi chính thức diễn ra. Vào ngày tập thử, Ban tổ chức có trách nhiệm công bố trình tự thi cho các cấp độ: BH/VT,FCI-IGP,vv., tổ chức bốc thăm và công bố thứ tự thi cho ngày thi chính thức là một phần của cuộc thi. Người tham dự thi sẽ được ban tổ chức phổ biến về vị trí cụ thể các phần thi và bài thi.

  1. SỰ KIỆN. (CUỘC THI CHÓ LÀM VIỆC, TRÌNH DIỄN CHÓ, SÁT HẠCH SINH SẢN)

Về bản chất, đây là một sự kiện được cho phép và công nhận bởi Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam-VKA.

Tất cả các sự kiện luôn được giám sát bởi Ban quản lý chó làm việc của Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam.

Các sự kiện chỉ có thể được tổ chức theo đúng nội dung được Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam chấp thuận. Các hạng mục để được phê duyệt cho một sự kiện bao gồm: ban tổ chức, thời gian, địa điểm, thông tin giám khảo.

Một cuộc thi chó làm việc phải có tối thiểu 05 con chó khác nhau tham gia với tối thiểu 03 người tham gia khác nhau, ít nhất phải có 02 chó tham gia cho một danh hiệu làm việc là IGP1-2-3 hoặc FH.

Một cuộc thi chó làm việc phải đảm bảo có tối thiểu 02 người trợ giúp cho phần bảo vệ nếu cuộc thi có từ 05 chó tham gia thi hạng mục IGP.

Một cuộc thi chó làm việc chỉ có thể lên lịch đánh giá tối đa 36 phần thi/mỗi ngày/mỗi giám khảo (ngoại trừ bài kiểm tra AD). Yêu cầu này không áp dụng cho các giải cạnh tranh/tuyển chọn cấp quốc gia.

Được giải thích như sau: 01 hạng mục thi được định nghĩa là tổng của các phần thi. Ví dụ: IGP1-2-3 bao gồm đánh hơi, vâng lời, bảo vệ = 3 phần thi (đánh hơi = 01 phần thi, vâng lời = 01 phần thi, bảo vệ = 01 phần thi), FCI- BH/VT bao gồm 2 phần thi (vâng lời cơ bản và bài kiểm tra tính khí/giao thông).

Các phần thi mỗi ngày được chia theo cấp độ

FCI-FPr, FCI-UPr và FCI-SPr, 1-3 tương đương với 1 phần thi
FCI-GPr 1-3 tương đương với 2 phần thi
FCI-IBGH 1-3 tương đương với 1 phần thi
FCI-Theo dõi độ thích ứng(FCI-IFH-V) tương đương với 1 phần thi
FCI-IFH-1, FCI-IFH-2 và FCI-IGP-FH tương đương với 3 phần thi
FCI-Kiểm tra vâng lời cơ bản (FCI-BH/VT) tương đương với 2 phần thi
FCI-IGP (FCI-IGP-V) tương đương với 2 phần thi
FCI-IGP chứng chỉ xét duyệt sinh sản (FCI-ZTP) tương đương với 3 phần thi
FCI-IGP 1 – 3 tương đương với 3 phần thi
FCI-Tìm kiếm đồ vật 1-3 (FCI-StöPr 1 – 3) tương đương với 1 phần thi
Kiểm tra sức bền FCI (FCI-IAD) tương đương với 1 phần thi

 

*** Đối với các sự kiện do Tổ chức chó giống quốc gia lên lịch, các quy định đặc biệt có thể được thiết lập.

3. ĐỘ TUỔI CẤP PHÉP THAM GIA

– Vào ngày diễn ra sự kiện, chó phải đạt độ tuổi tối thiểu theo yêu cầu. Không được phép có ngoại lệ.

– Chó phải vượt qua kỳ thi FCI-BH/VT theo các quy định do tổ chức chó giống quốc gia đặt ra.

– Độ tuổi giới hạn bắt buộc đối với FCI-BH/VT sẽ do tổ chức quốc gia đặt ra, nhưng không bao giờ được dưới 12 tháng tuổi.

Độ tuổi quy định tối thiểu và chứng nhận phải hoàn thành được quy định bởi Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam như sau:

Chứng chỉ Điều kiện phải hoàn thành/đã đạt Tuổi tối thiểu
FCI-BH/VT 12 tháng tuổi
FCI-IBGH 1 FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-IBGH 2 FCI-IBGH 1 15 tháng tuổi
FCI-IBGH 3  FCI-IBGH 2 hoặc FCI-Obedience 1 hoặc FCI-IGP 1 15 tháng tuổi
FCI-IGP-V FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-IGP-1 FCI-BH/VT 18 tháng tuổi
FCI-IGP-2 FCI-IGP-1 19 tháng tuổi
FCI-IGP-3 FCI-IGP-2 20 tháng tuổi
FCI-IFH-V FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-IFH-1 FCI-BH/VT 18 tháng tuổi
FCI-IFH-2 FCI-IFH-1 19 tháng tuổi
FCI-IGP-FH FCI-BH/VT 20 tháng tuổi
FCI-IGP-ZTP FCI-BH/VT 18 tháng tuổi
FCI-FPr. 1-3 FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-UPr. 1-3 FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-GPr 1-3 FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-SPr. 1-3 FCI-BH/VT 18 tháng tuổi
FCI-StöPr. 1 FCI-BH/VT 15 tháng tuổi
FCI-StöPr. 2 FCI-StöPr. 1 15 tháng tuổi
FCI-StöPr. 3 FCI-StöPr. 2 15 tháng tuổi
FCI-IAD FCI-BH/VT 16 tháng tuổi

4. BAN TỔ CHỨC:

Ban tổ chức phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm pháp lý về công tác tổ chức sự kiện, đảm bảo có đủ các thiết bị cho việc tổ chức cuộc thi, địa điểm để tổ chức.

Ban tổ chức chịu trách nhiệm về tất cả các giấy tờ liên quan đến Cuộc thi, đảm bảo rằng tất cả các chú chó tham gia và người tham gia được đánh giá một cách công bằng trên tinh thần thể thao.

Ban tổ chức phải có khả năng giúp duy trì công tác tổ chức sự kiện, đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự, cháy nổ và đảm bảo có thể hỗ trợ giám khảo cũng như người trợ giúp mọi lúc.

Thành viên Ban tổ chức không được tham gia Cuộc thi để đảm bảo tính khách quan và công bằng.

Ban tổ chức phải có được sự chấp thuận về việc tham gia đánh giá của giám khảo trước khi xin phép tổ chức sự kiện.

Trước và trong thời gian diễn ra sự kiện, Ban tổ chức phải đảm bảo không để người dự thi tiếp xúc với giám khảo bên ngoài khu vực sân thi (nói chuyện trực tiếp, ăn uống,vv) để đảm bảo tính minh bạch, tinh thần thể thao.. Nếu để xảy ra tình trạng này, cuộc thi bắt buộc phải bị đình chỉ và xem xét về việc công nhận kết quả của cuộc thi.

Ban tổ chức phải hoàn toàn chủ động về kinh phí tổ chức sự kiện.

5. GIÁM KHẢO

Giám khảo tham gia đánh giá phải thuộc hệ thống quản lý giám khảo của Liên đoàn FCI.

Một sự kiện có thể sử dụng một 01 giám khảo để đánh giá cho tất cả các phần thi(đánh hơi, vâng lời và bảo vệ) miễn là không vượt quá số lượng được đánh giá theo quy định hoặc có thể sử dụng nhiều giám khảo cho bất kỳ sự kiện nào với một 01 giám khảo đánh giá cho một phần thi. Trong trường hợp sử dụng nhiều giám khảo nếu không có chỉ định “giám khảo chính” thì giám khảo đánh giá phần bảo vệ sẽ là người sẽ phải đưa ra quyết định cuối cùng.

Giám khảo đánh giá không được phép đánh giá những con chó do mình từng hoặc đang sở hữu, những con chó có chủ sống cùng (vợ/chồng/người yêu).

Mỗi giám khảo không được phép đánh giá nhiều hơn 01 cuộc thi/năm do cùng một câu lạc bộ tổ chức (trong những trường hợp đặc biệt, điều này có thể được miễn trừ khi được chấp thuận bởi Ban quản lý chó làm việc).

Giám khảo không được tiếp xúc bên ngoài sân thi với người dự thi trước và trong suốt thời gian sự kiện diễn ra.

     6. NGƯỜI TRỢ GIÚP PHẦN THI BẢO VỆ

Một cuộc thi chó làm việc phải có tối thiểu 02 người trợ giúp cho phần thi bảo vệ nếu cuộc thi có từ 05 chó tham gia thi hạng mục IGP nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc thi. Danh sách người trợ giúp phần thi bảo vệ phải được công bố trước ngày diễn ra cuộc thi tối thiểu 30 ngày, mọi sự thay đổi phải được thông báo trước ngày diễn ra.

Tất cả những người trợ giúp phần thi bảo vệ tại một cuộc thi bất kì phải có chứng chỉ/giấy phép được cấp bởi Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam-VKA.

Đối với người trợ giúp không trong hệ thống quản lý của Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam-VKA, ban tổ chức có trách nhiệm báo cáo đầy đủ thông tin của người trợ giúp với hiệp hội khi xin phép tổ chức. Ban quản lý chó làm việc có trách nhiệm kiểm chứng thông tin và phê duyệt.

Tại các cuộc thi có tính chất đặc biệt, giám khảo có quyền yêu cầu những người trợ giúp thực hiện một bài tập để đánh giá kỹ thuật để đưa ra quyết định chấp thuận hoặc không.

Người trợ giúp phải chủ động trong việc chuẩn bị thiết bị được chấp thuận phù hợp như quần và áo khoác bảo vệ, gậy và tay cắn thi đấu, bất kỳ thiết bị bổ sung nào là quyết định của người hỗ trợ như giày/giày đinh, niềng răng, bọc gối, găng tay, v.v.

Người trợ giúp phải “làm việc” cho giám khảo và phải tuân theo hướng dẫn của giám khảo trong suốt quá trình diễn ra phần thi bảo vệ. Tất cả các công việc phải được thực hiện bình đẳng với tất cả các con chó và theo đúng quy định.

Trong các trường hợp. người trợ giúp không tuân theo các hướng dẫn của giám khảo, giám khảo có thể yêu cầu dừng công việc và yêu cầu thay đổi người trợ giúp. Điều này sẽ được ghi rõ trong báo cáo/sổ sự kiện dành cho người trợ giúp.

     7. NGƯỜI TRỢ GIÚP PHẦN THI ĐÁNH HƠI

Người trợ giúp phần thi đánh hơi phải có ít nhất 01 lần tham dự hội thảo dành riêng cho phần đánh hơi hoặc hội thảo về luật FCI-IGP.

Ưu tiên chọn người có điểm thi đánh hơi cao nhất trong các cuộc thi đã được tổ chức nhưng không có chó tham gia tại cuộc thi sẽ tham gia trợ giúp.

Người trợ giúp phải tuân theo hướng dẫn của giám khảo. Tất cả các công việc phải được thực hiện bình đẳng với tất cả các con chó và theo đúng quy định.

     8. NGƯỜI THAM GIA THI/NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN.

Tất cả những người tham gia thi/người điều khiển phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy tắc về trình tự các bài thi.

Người tham gia thi phải thi cùng một con chó trong tất cả các phần của một cuộc thi.

Người tham gia thi phải luôn mang theo dây xích để có thể kiểm soát con chó một cách an toàn trong mọi trường hợp.

Người tham gia thi phải tôn trọng phán quyết được đưa ra từ giám khảo, mọi khiếu nại đều sẽ bị     bác bỏ.

     9. CHÓ THAM GIA THI:

Tất cả các con chó tham gia phải được nhận dạng bằng số xăm hoặc microchip, sổ tiêm chủng, chứng nhận phòng dại, chứng minh nguồn gốc để đủ điều kiện tham gia một cuộc thi.

Tất cả các chó tham gia thi phải vượt qua kỳ thi BH/VT trước khi tham gia các hạng mục cho bất kỳ danh hiệu cấp độ nào, ngoại trừ AD(bài kiểm tra sức bền).

    10. GIÁM SÁT SỰ KIỆN

Giám sát sự kiện là thành viên thuộc Ban quản lý chó làm việc và được phê duyệt chức năng bởi Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam.

Giám sát sự kiện có chức năng xác thực thông tin về cuộc thi, giám sát, kiểm tra, đối chiếu công tác tổ chức thực tế với các quy định đã ban hành.

Phụ trách tiếp nhận khiếu nại tại cuộc thi và thông báo kịp thời đến Hiệp hội để có hướng giải quyết.

Theo quy định, giám sát sự kiện có quyền tạm hoãn/đình chỉ cuộc thi khi sự kiện xuất hiện các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự,vi phạm các quy định đã ban hành, đặc biệt về các vấn đề gian lận, phi thể thao.

Giám sát sự kiện không được phép can thiệp đến các phán quyết của giám khảo tại cuộc thi.

     11. HƯỚNG DẪN VỀ SÂN THI ĐẤU VÀ THIẾT BỊ THI ĐẤU.

Các sân phục vụ sự kiện phải đủ lớn để có thể hoàn thành đúng tất cả các bài tập bắt buộc. Kích thước tối thiểu của sân thi bài thi vâng lời và bảo vệ có chiều ngang tối thiểu 45m, tối đa 60m, chiều dọc tối thiểu từ 45m đến 90m và phải là khu vực có thể sử dụng được

Tất cả các sân thi (địa điểm) để tổ chức cuộc thi phải được báo cáo đầy đủ thông tin với Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam trước khi sự kiện diễn ra.

Sân thi sử dụng thi phần thi đánh hơi phải báo cáo và được chấp thuận bởi Ban quản lý chó làm việc về quy chuẩn cũng như chất lượng bề mặt, địa hình tối thiểu 01 tháng trước ngày diễn ra sự kiện. Trong trường hợp bề mặt/địa hình sử dụng không được phê duyệt, Ban quản lý chó làm việc có quyền yêu cầu thay đổi hoặc chỉ định khu vực khác sao cho phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc thi.

     12.1 SÂN THI PHẦN THI ĐÁNH HƠI

Sân thi đánh hơi có thể sử dụng tất cả các bề mặt tự nhiên, chẳng hạn như nền đất, cỏ, đất cày và nền đất rừng.

Ở tất cả các cấp độ, việc điều chỉnh sơ đồ của bài thi sao cho phù hợp với địa hình có sẵn là có thể.

     12.2 SÂN THI PHẦN THI VÂNG LỜI

Ở mọi cuộc thi chó làm việc, sân thi đấu vâng lời phải được thiết lập với đầy đủ các dụng cụ bao gồm: Một rào nhảy, một thang leo chữ A, 3 quả tạ trên giá đỡ và một lều để phục vụ cho việc nằm chờ của chó thi IGP3. (kèm hình ảnh chú thích và quy định kích thước/trọng lượng dụng cụ tại mục 26)

Đối với rào nhảy và thang leo chữ A nên được ưu tiên đặt cạnh nhau theo chiều ngang để toàn bộ các lần nhặt tạ đều hướng theo chiều sẽ thực hiện phần send-away. Nhưng tùy theo tình hình thực tế, trên các sân nhỏ hơn, rào nhảy và thang leo chữ A có thể được đặt quay lưng vào nhau (thẳng hàng) để giúp duy trì khu vực làm việc rộng nhất của sân thi đấu. Nhưng, trong trường hợp đó, ít nhất phải có 01 lần lấy tạ phải theo chiều sẽ thực hiện phần send-away.

Sân thi đấu vâng lời phải được đánh dấu cho vị trí xuất phát, vị trí nằm chờ (đực/cái), vị trí nhặt tạ.

Các dụng cụ phải được đặt đúng theo quy định và được chấp thuận bởi giám khảo, giám sát sự kiện và Ban quản lý chó làm việc. (mục 27)

  • SÂN THI PHẦN THI BẢO VỆ

Sân thi phần thi bảo vệ phải có 6 lều tiêu chuẩn và được sắp xếp với tất cả 6 lều theo kiểu so le.

Sân thi bài thi bảo vệ phải được đánh dấu cho vị trí xuất phát, vị trí của người điều khiển ở lều 6, vị trí nằm chờ escape cho chó và người trợ giúp, khuyến nghị phải đánh dấu vạch cho điểm kết thúc mà chó phải bắt được người hỗ trợ trong phần escape.

Có thể sử dụng điểm đánh dấu cho điểm tấn công của bài áp tải sau và vị trí để thực hiện bài thi cắn xa(long bite) theo quy định FCI-IGP-1: 30 mét, FCI-IGP-2: 40 mét, FCI-IGP-3: 50 mét. Đối với thi cạnh tranh IGP3, điểm cuối sân thẳng hàng với lều số 1 là điểm xuất phát cho bài cắn xa.

***Bố cục các thiết bị có thể do Câu lạc bộ chủ động sắp xếp. Nhưng trong một vài trường hợp, giám khảo và Ban quản lý chó làm việc có thể yêu cầu thay đổi do lo ngại về mức độ an toàn hoặc để duy trì một cuộc thi công bằng theo tinh thần thể thao.

  • QUY CÁCH TRAO DANH HIỆU

Việc tham gia thi có thể được lặp lại trên cùng một con chó nhiều lần với cùng 01 hạng mục đăng ký, không tính thời gian.

Trong sự kiện, trong cùng một hạng mục, nếu “con chó thi lặp lại” hạng mục tuy điểm cao nhất nhưng không được trao giải “nhất hạng mục” mà phải trao cho con chó tham gia thi hạng mục đó lần đầu tiên (IGP 1-2-3, FH1,2 v.v.)

“Điểm cao nhất mỗi phần thi” được trao cho con chó tham gia thi hạng mục đó lần đầu tiên (đánh hơi, vâng lời, bảo vệ,vv)

Danh hiệu “Tổng điểm cao nhất trong Cuộc thi” được trao cho con chó có số điểm cao nhất bất kể đó là lần đầu tiên con chó giành được danh hiệu hay là “con chó thi lặp lại”. Trong trường hợp số điểm hòa, con chó có điểm bảo vệ cao hơn sẽ được chọn, nếu điểm bảo vệ giống nhau, con chó có điểm vâng lời cao hơn sẽ được chọn, nếu điểm vâng lời giống nhau, điểm đánh hơi cao hơn sẽ được chọn. Trong tình huống rất bất thường là tất cả điểm đều giống nhau, con chó giành được danh hiệu của mình lần đầu tiên sẽ được chọn. Nếu vẫn hòa, con chó trẻ nhất trong độ tuổi sẽ được chọn.

Tại các cuộc thi cấp chứng chỉ do câu lạc bộ tổ chức, Ban tổ chức có thể đặt ra bất kỳ giải thưởng nào mà họ muốn trao.

  • CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN

Chó dự thi phải vượt qua bài kiểm tra FCI-BH/VT khi có trên 42 điểm trong phần vâng lời và vượt qua bài kiểm tra tính khí/giao thông.

Vào ngày diễn ra cuộc thi chó làm việc, chó dự thi phải đạt độ tuổi tối thiểu theo yêu cầu. Không có ngoại lệ nào. Tất cả các chó dự thi phải vượt qua bài kiểm tra BH/VT, độ tuổi tối thiểu để được tham gia bài kiểm tra BH/VT là 12 tháng tuổi. Có thể đăng ký thi BH/VT và IGP1 trong cùng một cuộc thi.

Người dự thi phải điều khiển cùng một con chó xuyên suốt tất cả các phần thi/hạng mục của cuộc thi.

Người dự thi phải mang theo dây dắt trong suốt quá trình dự thi. Trong khi làm bài thi, dây dắt được để trong túi áo/quần bên phải hoặc đeo chéo từ vai, ngang eo nhưng móc khóa phải nằm ở phí hông phải. Người dự thi được dùng dây trong các tình huống cần kiểm soát hoặc khi nhận được tín hiệu từ giám khảo.

Chó dự thi phải đeo vòng cổ kim loại, mắt to(4cm) trong suốt quá trình thi. Chó dự thi BH/VT có thể sử dụng vòng cổ da/vải cứng.

Trong các cuộc thi chứng chỉ IGP và cuộc thi cạnh tranh, người dự thi không được phép sử dụng áo gi-lê hoặc áo khoác huấn luyện. Người dự thi BH/VT được sử dụng dụng áo gi-lê hoặc áo khoác.

Trong suốt quá trình thi, người dự thi không được sử dụng các dụng cụ “gây hấn” như: vòng cổ điện, vòng cổ gai, dây thít,vv, trong khu vực tổ chức bao gồm: sân thi đánh hơi, sân thi vâng lời, sân thi bảo vệ và các khu vực quanh sân thi)

Trong suốt quá trình thi, người dự thi không được để các phần thưởng cho chó như: thức ăn, bóng, tug,vv trong người. Giám khảo có quyền kiểm tra khi thấy có nghi vấn và người dự thi/chó dự thi sẽ bị loại trực tiếp nếu bị phát hiện.

  • SỨC KHỎE CỦA CHÓ DỰ THI:

Tất cả chó tham gia các cuộc thi phải được đảm bảo về tình trạng sức khỏe và thể trạng ở mức cao nhất. Giám khảo có quyền ngăn chặn hoặc loại bất kỳ chú chó nào không đáp ứng các yêu cầu này.

Những chú chó cái trong chu kỳ động dục vẫn có thể tham gia cuộc thi nhưng phải được sắp xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách sắp xếp thứ tự. Những chó cái đang mang thai hoặc đang cho con bú không được tham gia cuộc thi cụ thể từ ngày thứ 19 sau ngày đầu tiên của quá trình phối giống. Kể từ tuần thứ 12 sau ngày sinh, chó cái có thể bắt đầu tham dự cuộc thi, việc được phép tham gia vào tuần thứ 8 có thể được quyết định bởi giám khảo dựa trên sức khỏe tổng thể và ngoại hình của chó.

Chó bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc đã dùng thuốc để có thể tham gia cuộc thi, đang bị chấn thương hoặc băng bó không được tham gia.

  • KHẢ NĂNG XÃ HỘI HÓA

Tất cả các chó dự thi tại bất kỳ thời điểm nào trong sự kiện (trước, trong hoặc sau ) thể hiện hành vi quá hung dữ hoặc gây nguy hiểm cho người và chó dự thi khác sẽ bị loại trực tiếp (DQ). Lý do sẽ được ghi trong phiếu đánh giá và báo cáo với nội dung “bị loại do hung dữ”

Bất kỳ chú chó nào bị loại trực tiếp (DQ) vì hung dữ hoặc mất kiểm soát theo cách nguy hiểm đều phải thi lại BH/VT trước tiếp tục đăng ký tham gia một cuộc thi khác ở bất kỳ cấp độ nào.

  • TIÊM CHỦNG

Toàn bộ chó dự thi phải được tiêm chủng đầy đủ theo yêu cầu của luật pháp bao gồm: bệnh dại và các bệnh cần phòng.

Giấy chứng nhận tiêm chủng phải được cấp hoặc xác nhận bởi các đơn vị có thẩm quyền.

  • CÁC TRƯỜNG HỢP RÚT KHỎI CUỘC THI VÌ CHẤN THƯƠNG/ỐM ĐAU

Chó dự thi có thể rút khỏi cuộc thi do bị chấn thương hoặc ốm đau. Người dự thi có thể yêu cầu rút khỏi cuộc thi bởi sự đồng ý giám khảo. Lý do sẽ được ghi trong phiếu đánh giá và báo cáo với nội dung là “Chấm dứt do bị chấn thương/ốm đau”.

Trong trường hợp bắt buộc phải dừng thi do bị chấn thương hoặc ốm đau, các điểm số được ghi nhận trước khi xảy ra sự cố vẫn được ghi lại trên giấy chứng nhận/sổ điểm.

  • SỔ ĐIỂM/GIẤY CHỨNG NHẬN:

Mỗi chó dự thi được cấp một sổ điểm.

Trong trường hợp, không ban hành sổ điểm, mỗi chó dự thi được cấp một chứng nhận cho mỗi hạng mục thi sau khi đã hoàn thành.

Sổ điểm/chứng nhận chó làm việc có giá trị tương đương và được công nhận tại tất cả các quốc gia là thành viên của Liên đoàn FCI.

  • KIỂM TRA DANH TÍNH VÀ TÍNH KHÍ
    • KIỂM TRA DANH TÍNH

Kiểm tra danh tính phải được thực hiện đối với tất cả chó dự thi có thể là hình xăm hoặc số microchip, dữ liệu phải trùng với thông số ghi trên giấy chứng nhận nguồn gốc. Kiểm tra danh tính có thể do giám khảo thực hiện hoặc dưới sự giám sát của giám khảo bởi người được chỉ định (thư ký, ban tổ chức, giám sát của Hiệp hội). Kiểm tra danh tính phải được thực hiện trong tất cả các phần thi và  được thực hiện ngay sau khi phần thi kết thúc (trước khi chó rời khỏi khu vực sân thi).

19.2 KIỂM TRA TÍNH KHÍ

 Trong quá trình kiểm tra danh tính, giám khảo đồng thời cũng đánh giá hành vi của chú chó trong quá trình kiểm tra danh tính để biết tính khí tổng thể và khả năng tương thích xã hội/xã hội hóa.

Kiểm tra tính khí không phải là một đánh giá có hệ thống được ấn định trước, không phải lúc nào cũng tuân theo cùng một khuôn mẫu hoặc thói quen chính xác để không cho phép người huấn luyện chó chuẩn bị trước cho bài kiểm tra tính khí. Bài kiểm tra là đánh giá tính khí tự nhiên của chú chó chứ không phải hành vi đã được huấn luyện.

Bài kiểm tra phải bao gồm sự tương tác của chó với mọi người và môi trường xung quanh mà không có bất kỳ lệnh nào để đánh giá hành vi tự nhiên của chó. Bài kiểm tra có thể bao gồm các sự sao nhãng khác như ô tô, xe đạp, những con chó khác. Bất kỳ lúc nào trong cuộc thi, giám khảo có thể yêu cầu chạm vào con chó nếu thấy cần phải làm như vậy để kiểm tra thêm tính khí của con chó. Điều này luôn do giám khảo quyết định cách thực hiện bài kiểm tra. Đánh giá cơ bản phải được thực hiện trong “bối cảnh hàng ngày”,  không nên đặt ra những bối cảnh gây thách thức con chó. Bài kiểm tra tính khí tổng thể không chỉ diễn ra khi bắt đầu phiên tòa mà còn tiếp tục trong suốt phiên tòa và một con chó có thể bị loại (DQ) bất kỳ lúc nào vì không vượt qua được bài kiểm tra tính khí.

Tiếng súng là một phần của bài kiểm tra tính khí trong cuộc thi và phải theo quyết định của thẩm phán.

Bài kiểm tra BH/VT không có tiếng súng và do đó không nên ghép với phần thi IGP cùng lúc trên sân thi.

KẾT QUẢ KIỂM TRA TÍNH KHÍ:

ĐẠT:   chó tự tin, bình tĩnh, an toàn và chú ý, vui vẻ và luôn chú ý đến người điều khiển.

CHẤP NHẬN: cần được chú ý thêm và có thể được phép tiếp tục đánh giá và đạt dựa trên hành vi chung trong quá trình cuộc thi. Chó không ổn định, nhưng không hung dữ và vẫn cân bằng trong suốt cuộc thi. Chó có thể hơi kích động nhưng vẫn giữ được bình tĩnh.

KHÔNG ĐẠT: không được tham gia cuộc thi hoặc vượt qua bài kiểm tra. Chó không bình tĩnh, sợ hãi, căng thẳng quá mức, lảng tránh mọi người, lo lắng, hung dữ, cắn vì sợ.

Bất kỳ con chó nào không đạt bài kiểm tra tính khí đều phải được ghi vào báo cáo.

Sợ tiếng súng – Nhút nhát = chó phản ứng tiêu cực với tiếng súng. Chó chạy, tỏ ra sợ hãi, căng thẳng, cố gắng bỏ đi, không thể tuân theo lệnh sau tiếng súng.

*** Điều quan trọng là khi chó phản ứng với tiếng súng không bị mất kiểm soát tổng thể hoặc bỏ chạy thì giám khảo sẽ xác định xem đây là lỗi huấn luyện hay phản ứng do tính khí tự nhiên của con chó. Điều này sẽ xác định xem con chó có được phép tiếp tục hay không hoặc bị

loại trực tiếp (DQ) vì lý  sợ súng/ tiếng nổ.

  • ĐÁNH GIÁ TSB TRONG GIAI ĐOẠN THI BẢO VỆ “C”

(áp dụng cho tất cả các cấp độ thi)

Việc đánh giá “TSB” nhằm phục vụ mục đích mô tả các ưu thế của con chó trong trường hợp con chó được dùng cho mục đích nhân giống. Phần đánh giá “TSB” không ảnh hưởng tới kết quả thi lẫn trình tự thi. Một con chó cần phải hoàn thành ít nhất 1 bài thi bảo vệ để có thể nhận được kết quả đánh giá “TSB”.

Các mức xếp hạng gồm Mạnh mẽ (A), Đạt (VH) và Không đạt (NG) nhằm mô tả các đặc tính:

TSB được viết tắt bởi:

Triebveranlagung = Các đặc tính thuộc về bản năng,

Selbstsicherheit = Tính tự chủ,

Belastbarkeit = Khả năng đối chọi lại với áp lực và tình huống căng thẳng

TSB “Mạnh mẽ”:

Được trao cho những con chó thể hiện mong muốn được làm việc một cách mạnh mẽ, có các đặc tính thuộc về bản năng rõ rệt, thể hiện bản thân theo một cách hoàn toàn tự chủ, tập trung tuyệt đối và có khả năng đối chọi lại với các tình huống căng thắng khác nhau.

TSB “Đạt”:

Được trao cho những con chó thể hiện mong muốn được làm việc, nhưng bị hạn chế, có các đặc tính thuộc về bản năng rõ rệt, thể hiện bản thân theo một cách hoàn toàn tự chủ, tập trung và có khả năng chống chọi lại với tình huống căng thắng.

TSB “Không đạt”:

Được trao cho những con chó không thể hiện mong muốn được làm việc, không có đủ các đặc tính thuộc về bản năng, thiếu tính tự chủ, tập trung và không có đủ khả năng chống chọi lại với tình huống căng thắng.

  • LỆNH

Lệnh có thể được đưa ra bằng bất kỳ ngôn ngữ nào nhưng phải nhất quán để sử dụng cùng một lệnh cho cùng một hành động trong suốt cuộc thi. Tất cả các bài tập chỉ được bắt đầu bằng một lệnh duy nhất ngoại trừ các bài tập trong phần thi bảo vệ. Tuy nhiên, khi chó phản ứng và chống trả lại sự tấn công của người trợ giúp (re-attack) không được phép ra bất kì lệnh nào.

Trong phần thi vâng lời, khi gọi chó về vị trí trước mặt, người trợ giúp có thể sử dụng tên của chó thay cho lệnh gọi lại nhưng sử dụng cả tên sẽ đượi coi lỗi lệnh kép. Ngoại lệ cho điều này là trong phần thi bảo vệ khi chạy lều có thể được thực hiện bằng cách sử dụng mệnh lệnh + tên của chó + lệnh gọi lại (ví dụ: tìm – Alex – quay lại) hoặc để gọi chó lại có thể dùng lại + cạnh ví dụ “heir fuss / come here”có thể được sử dụng miễn là giữa hai từ không dừng lại giữa các từ (dưới dạng một từ duy nhất).

Khi bắt đầu tất cả các bài tập, người dự thi chỉ được bắt đầu khi có tín hiệu của giám khảo, không tuân theo tín hiệu này và tự mình bắt đầu bài tập có thể dẫn đến lỗi và bị trừ điểm.

  • ĐÌNH CHỈ/ TƯỚC QUYỀN /CHẤM DỨT

Ban tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện, giám sát Hiệp hội có quyền giám sát công tác tổ chức theo luật hiện hành, giám khảo có quyền quyết định cuối cùng.

Giám khảo hoặc giám sát Hiệp hội được phép đình chỉ sự kiện nếu cả thấy trật tự và sự an toàn của sự kiện bị xâm phạm theo bất kỳ cách nào. Những vi phạm của người dự thi hoặc Ban tổ chức vi phạm các quy định về công tác tổ chức hoặc hành vi phi thể thao sẽ dẫn đến việc bị loại trực tiếp hoặc chấm dứt. Trong những trường hợp bắt buộc bị đình chỉ/tước quyền/ chấm dứt, người bị xử lý không có quyền khiếu nại

  • TƯỚC QUYỀN/LOẠI TRỰC TIẾP (DQ):

Tất cả các điểm đã được đánh giá cho đến thời điểm bị loại trực tiếp (DQ) sẽ bị hủy hòa toàn. Không có điểm hoặc xếp hạng nào được nhập vào sổ điểm hoặc cấp giấy chứng nhận. Phần thi sẽ không được đánh giá. Không được phép tiếp tục cho chó tham gia thi các phần chưa hoàn thành. Trong báo cáo, lý do bị loại phải được ghi lại đầy đủ và rõ ràng.

Lý do phổ biến bị truất quyền/ loại trực tiếp (DQ)
Chó không nhả hoặc ăn articles khi đánh hơi
Chó bị phân tâm,sau đó không tiếp tục đánh hơi
Chó rời khỏi sân làm việc và/hoặc không quay lại sau ba (3) lệnh từ người dự thi(tùy theo quyết định của giám khảo dựa trên trách nhiệm hoặc nguy hiểm)
Người dự thi không thể kiểm soát chó.

Ví dụ: chó không quay lại với người xử lý, chó mất kiểm soát và người dự thi không thể kiểm soát chó bằng 3 lệnh trong bất kì thời điểm nào

      Bị loại vì không vâng lời
Chó cắn người trợ giúp ở bất kỳ vị trí nào (ngoại trừ tay cắn trong phần thi bảo vệ).

 

Chó cắn bất kỳ người hoặc chó nào tại sự kiện bao gồm người xử lý, giám khảo, khán giả  

Bị loại vì không vâng lời

Chó không trung lập trong quá trình kiểm tra tính khí (không ổn định, tỏ thái độ hung dữ)
Người dự thi có hành vi phi thể thao, không tuân theo chỉ dẫn của giám khảo. Không tuân theo các quy tắc của cuộc thi.  

 

Bị loại vì hành vi phi thể thao

Giữ chó bằng vòng cổ (trừ Cắn xa) vì gian lận, ngược đãi động vật (tác động vật lý lên chó)
Người dự thi gian lận, có hành vi ngược đãi động vật bao gồm cả việc sử dụng các dụng cụ “gây hấn”

 

22.2 CHẤM DỨT/ DỪNG

Với việc chấm dứt, tất cả các điểm được trao cho đến thời điểm chấm dứt đều được ghi nhận, bao gồm các điểm của  phần thi đã hoàn thành. Tổng số điểm đạt được cho đến thời điểm chấm dứt được nhập vào sổ điểm. Nếu con chó bị chấm dứt trong giai đoạn C, giai đoạn C sẽ được đánh giá là 0 điểm, các điểm đạt được trong phần A và B sẽ được giữ lại và ghi lại.

Lý do phổ biến bị chấm dứt/dừng thi:

  • Chó không bắt đầu công việc đánh hơi sau 3 lệnh hoặc dừng hoàn toàn công việc đánh hơi.
  • Chó rời khỏi đường đánh hơi quá 10 mét (người dự thi cũng bước ra khỏi đường đánh hơi).
  • Chó không hoàn thành bài thi đánh hơi trong thời gian quy định.
  • Chó bỏ chạy khỏ công việc với người trợ giúp, không tiếp tục tham gia công việc.
  • Chó không vượt qua được áp lực trong phần cắn xa(bỏ chạy).
  • Chó không tìm thấy người trợ giúp sau 3 lần ra lệnh và hướng dẫn của người điều khiển.

 

  • ĐÁNH GIÁ/XẾP HẠNG

– Việc đánh giá phần thi được ghi chú bằng xếp hạng và điểm số.

– Xếp hạng (trình độ) và điểm tương ứng phải phản ánh chất lượng của bài thi thực tế tương đồng.

  • BẢNG TÍNH ĐIỂM
 

Điểm tối đa

 

Tuyệt vời

 

Rất tốt

 

Tốt

 

Đạt

 

Không đạt

5 điểm 5 4.5 4.0 3.5 3.0-0
10 điểm 10 9.5-9.0 8.5-8.0 7.5-7.0 6.5-0
15 điểm 15.0-14.5 14.0-13.5 13.0-12.0 11.5-10.5 10.0-0
20 điểm 20.0-19.5 19.0-18.0 17.5-16.0 15.5-14.0 13.5-0
30điểm 30.0-29.0 28.5-27.0 26.5-24.0 23.5-21.0 20.5-0
35 điểm 35.0-33.0 32.5-31.5 30.5-28.0 27.5-24.5 24.0-0
70 điểm 70.0-66.5 66.0-63.0 62.5-56.0 55.5-49.0 48.5-0
80 điểm 80.0-76.0 75.5-72.0 71.5-64.0 63.5-56.0 55.5-0
100 điểm 100-96.0 95.5-90.0 89.5-80.0 79.5-70.0 69.5-0
200 điểm 200-192 191 -180 179-160 159-140 139-0
300 điểm 300-256 285-270 269 -240 239 -210 209 -0

 

  • TỶ LỆ PHẦN TRĂM
Xếp hạng Điểm được chấm Điểm bị trừ
Tuyệt vời = tối thiểu 96% Bị trừ không quá 4%
Rất tốt = 95 tới 90% Bị trừ từ 5 tới 10%
Tốt = 89 tới 80% Bị trừ từ 11 to 20%
Đạt = 79 tới 70% Bị trừ từ 21 to 30%
Không đạt = dưới 70% Bị trừ từ 31 to 100%

 

  • BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT:

Tổ chức chó giống quốc gia được quyền phát triển, sửa đổi các quy định chung thành các quy định riêng của vùng / quốc gia của họ.

Ví dụ như các quy định về giấy phép, các yêu cầu về thú y, quy định bảo vệ động vật hoặc các quy định về vệ sinh,vv … có thể được điều chỉnh trong khuôn khổ quy định pháp luật khác nhau quy định ở mỗi nước sở tại

  • QUY ĐỊNH VỀ TRANG THIẾT BỊ
    • QUẢ TẠ:
FCI-IGP-1 FCI-IGP-2 FCI-IGP-3
Trên mặt đất 650gr 1000gr 2000gr
Nhảy rào 650gr 650gr 650gr
Leo thang 650gr 650gr

26.2 RÀO NHẢY

26.3  THANG LEO CHỮ A:

 

26.4. LỀU CHO PHẦN BẢO VỆ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

kimquy
nhtruong969@gmail.com