15 Th6 QUI ĐỊNH VỀ DOGSHOW 2019 (Dành cho các đơn vị tổ chức dogshow)
QUY ĐỊNH CỦA HIỆP HỘI NHỮNG NGƯỜI NUÔI CHÓ GIỐNG VIỆT NAM VỀ CÁC CUỘC THI CHÓ ĐẸP
Ban Thường vụ Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “Hiệp hội” hoặc VKA) phê chuẩn Quy định về các cuộc thi chó đẹp tại Việt Nam theo các điều khoản như sau:
Các quy định này được áp dụng cho các cuộc thi có trao giải thưởng cho chó đẹp được tổ chức trong hệ thống các thể thức thi của VKA (được nêu tại mục 1).
VKA sẽ thu một mức phí cụ thể, do Ban Thường vụ của VKA ấn định, cho những cuộc thi do các câu lạc bộ, các chi hội, các chi nhánh của VKA tổ chức, tính trên tất cả số chó tham dự. Số phí này phải trả ngay cho VKA sau khi phát hành cuốn sách in danh sách các chó dự thi và đạt giải của cuộc thi. Phí này cũng sẽ phải trả trong trường hợp các giải thưởng không được trao.
01 – CÁC THỂ THỨC THI
CUỘC THI TRANH GIẢI VÔ ĐỊCH CHO CÁC GIÓNG CHÓ (tên tiếng Anh là All-breed Championship Show): là các cuộc thi có trao Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia (CAC), dùngđể tính thành tích cho danh hiệu Vô địch Việt Nam (Vietnam Champion- VN.Ch.) dành cho có cácgiống chó đã được FCI/VKA công nhận chính thức tham dự.
CUỘC THI ĐẶC BIỆT CHO MỘT GIỐNG/NHÓM CHÓ (tên tiếng Anh là Specialty Show): là các cuộc thi chuyên biệt dành riêng cho một giống chó hoặc một nhóm giống chó đã được FCI/VKA công nhận, có trao Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia (CAC), dùng để tính thành tích cho danh hiệu Vô địch Việt Nam (Vietnam Champion- VN.Ch.), do các Câu lạc bộ (CLB) của giống chó đó hoặc một CLB của một nhóm chó tổ chức.
CUỘC THI ĐẶC BIỆT CHO MỘT GIỐNG/NHÓM CHÓ TOÀN QUỐC (tên tiếng Anh là
National Specialty Show): là các cuộc thi chuyên biệt dành riêng cho một giống chó hoặc một nhóm giống chó đã được FCI/VKA công nhận trên quy mô toàn quốc, có trao Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia (CAC), dùng để tính thành tích cho danh hiệu Vô địch Việt Nam (Vietnam Champion- VN.Ch.), do Câu lạc bộ (CLB) đại diện của giống chó đó hoặc CLB đại diện của một nhóm chó, hoặc trực tiếp VKA đứng ra tổ chức.
Trường hợp chỉ có một CLB cho một giống / nhóm chó trên toàn quốc thì CLB đó có thể được tổ chức CUỘC THI CHÓ GIỐNG ĐẶC BIỆT TOÀN QUỐC nếu được VKA chấp thuận.
CUỘC THI MỞ RỘNG (tên tiếng Anh là Open Show): là các cuộc thi không cấp Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia (CAC) và không giới hạn các giống chóđăng ký tham dự.
Ban tổ chức có thể đăng ký với VKA để sử dụng kết quả đánh giá tại các cuộc thi này cho việc đánh giá tiêu chuẩn các cá thể chó giống và dùng kết quả này để cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn giống theo quy định.
Các giống chó được đánh giá và công nhận tiêu chuẩn giống phải là các giống chó đã được VKA công nhận. Trong trường hợp cuộc thi tiến hành đánh giá tiêu chuẩn cho các giống chó chưa được VKA công nhận thì Ban tổ chức cuộc thi cần phải có xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể để trình VKA phê duyệt trước khi tiến hành.
02 – NGUYÊN TẮC
Các câu lạc bộ, các chi hội, chi nhánh trực thuộc VKA (dưới đây gọi tắt là “đơn vị trực thuộc”) được phép tổ chức các cuộc thi chó với số lượng tuỳ ý hàng năm, tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc phải tổ chức ít nhất 1 cuộc thi chó trong một năm.
Các đơn vị trực thuộc VKA bắt buộc phải tuân theo qui trình chuẩn do VKA ban hành trong quá trình tổ chức các cuộc thi bao gồm giai đoạn chuẩn bị, quá trình thi đấu và báo cáo kết quả (xem Phụ lục Hướng dẫn tổ chức dog show trong hệ thống Vietnam Champion). Trong trường hợp đơn vị tổ chức có nguyên vọng trao them các giải phụ (Best local, Best of the Best,…) thì phải nộp văn bản trình bày thể thức trao giải cùng với đơn xin tổ chức cuộc thi cho VKA để VKA tiến hành giám sát.
Các đơn vị trực thuộc VKA bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đới với VKA khi tổ chức các cuộc thi với mức phí 50,000 VND/con/cuộc thi đối với show VKA. Đối với các cuộc thi quốc tế, ngoài mức phí trên, đơn vị tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của đơn vị quản lý cuộc thi đó là FCI hoặc FCI-APAC hoặc FCI-SEA.
Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm độc lập trong việc xác định những con chó tham gia trong cuộc thi chó. Ban thư ký của VKA có nhiệm vụ công bố và xác nhận kế hoạch cho các cuộc thi.
Các cuộc thi chó đã được VKA phê chuẩn cần phải được thông báo rõ như sau: “Cuộc thi chó có trao CAC của VKA” hoặc “Cuộc thi chó mở rộng không trao CAC của VKA”
Các cuốn sách giới thiệu về các cuộc thi này cần phải có nhãn hiệu riêng của VKA và ghi rõ “Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam” hoặc “Vietnam Kennel Association” hoặc “VKA”
03 – ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC
Đơn đăng ký tổ chức các cuộc thi chó trong hệ thống của VKA quản lý cần được gửi đến Tổng thư ký của VKA trong vòng 1 tháng đến 2 năm trước khi cuộc thi chó được tổ chức.
04 – CÁC GIỚI HẠN
VKA chỉ chấp thuận các cuộc thi có trao CAC được tổ chức trong cùng một ngày nếu các cuộc thinày được tổ chức cách nhau ít nhất 300km theo đường chim bay. Trong trường hợp khoảng cáchnày dưới 300km, việc tổ chức các cuộc thi chó có thể được VKA phê chuẩn chỉ khi người đăng kýtrước đồng ý cho người đăng ký sau tổ chức. Trong trường hợp này, việc phân tách các nhóm/giống chó theo danh mục các giống chó của FCI/VKA theo từng địa điểm và ngày tổ chức sẽ đượccân nhắc và đề nghị. Người đăng ký tổ chức cuộc thi trước sẽ được quyền ưu tiên nếu có xung độtvề hai giống chó cùng được đề nghị lựa chọn.
Nếu một cuộc thi chó bị huỷ bỏ, người tổ chức phải hoàn lại lệ phí tham gia cho những con chó tham dự cuộc thi.
Tại các cuộc thi chó trao chứng nhận CAC của Việt Nam, mỗi giống chó cần phải được đánh giá trong cùng 1 ngày riêng biệt và các giống chó trong cùng một nhóm theo phân loại của FCI/VKA cũng nên được đánh giá trong cùng 1 ngày.
Quyết định phê chuẩn các cuộc thi chó trao chứng nhận CAC là trách nhiệm của Chủ tịch VKA, hoặc Tổng thư ký VKA, hoặc người được ủy quyền.
05 – CÁC YÊU CẦU ĐẶC BIỆT / ĐĂNG KÝ CHO CHÓ THAM GIA
Các ích lợi của chó được ĐẶC BIỆT ƯU TIÊN tại tất cả các cuộc thi chó.
Người tổ chức cần đảm bảo rằng các giống chó được tham gia dự thi là là các giống chó đã được Liên đoàn chó giống thế giới (FCI) hoặc VKA công nhận chính thức / tạm thời.
Tại tất cả các cuộc thi có trao CAC của VKA, các giống chó dự thi sẽ được tổ chức thi theo từng giống và theo từng nhóm và phải tuyệt đối tuân thủ theo danh sách các giống chó đã được FCI / VKA công nhận. Giám khảo sẽ chọn ra những con chó đẹp nhất của từng lứa tuổi, từng giống chó (BOB), từng nhóm chó (BOG) và con chó đẹp nhất hội thi (BIS). Trường hợp quy định này không được tuân thủ, VKA có quyền thu lại các giải thưởng CAC đã cấp và không trao quyền tổ chức các cuộc thi có trao CAC trong tương lai.
Các nhóm chó được phân loại và quy định như sau:
Nhóm 1 Chó chăn cừu và gia súc, trừ chó chăn gia súc Thụy Sỹ
Sheepdogs and Cattle Dogs (except Swiss Cattle Dogs)
Nhóm 2 Chó Pinschers, Schnauzers, chó Ngao – Chó núi và chó chăn gia súc Thuỵ sỹvà các giống chó khác
Pinscher and Schnauzer – Molossoid Breeds – Swiss Mountain and Cattle Dogs and Other Breeds
Nhóm 3 | Chó sục (Terrier) |
Nhóm 4 | Chó chồn (Dachshunds) |
Nhóm 5 | Chó Spitz và các giống chó nguyên thủy (Spitz and Primitive Types) |
Nhóm 6 | Chó săn đánh hơi và các giống liên quan (Scenthounds and Related Breeds) |
Nhóm 7 | Chó săn chỉ điểm (Pointing Dogs) |
Nhóm 8 Các loại chó xua mồi và tha mồi, chó săn lội nước (Retrievers – Flushing Dogs –
Water Dogs)
Nhóm 9 Chó làm bạn và chó chó làm cảnh (Companion and Toy Dogs) Nhóm 10 Chó săn đuổi (Sighthounds)
Nhóm 11 Chó bản địa Việt Nam (Vietnamese Native breeds)
Từ ngày 01 tháng 06 năm 2013, chỉ có những con chó đã được VKA cấp khai sinh hoặc đã được đăng ký trong sổ phả hệ/ sổ phả hệ phụ của VKA và các nước thành viên FCI / các tổ chức được FCI công nhận mới được tham dự các cuộc thi có trao CAC tại Việt Nam. Nhữngcon chó không có khai sinh sẽ không được tham dự các cuộc thi có trao CAC tại Việt Nam, nhưng vẫn có thể tham dự các cuộc thi mở rộng riêng biệt để đánh giá chất lượng và mức độ phù hợp với tiêu chuẩn của giống chó để làm cơ sở đề nghị VKA cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn giống chó.
Bản tiêu chuẩn của giống chó dự thi là bản tiêu chuẩn mô tả giống chó đó bằng một trong các thứtiếng: (a) tiếng Việt do VKA công bố, (b) bằng ngôn ngữ của quốc gia xuất xứ của loài chó đó hoặc(c) bằng 1 trong 4 ngôn ngữ làm việc chính thức của FCI (tiếng Anh – Pháp – Đức – Tây Ban Nha).
Các con chó bị ốm (ốm tạm thời hoặc bị các bệnh lây nhiễm) hoặc các con chó bị què, những con chó đực bị thiếu tinh hoàn, những con chó cái đang còn sữa hoặc chưa tách bầy chó con không được tham gia cuộc thi chó có trao chứng nhận CAC của VKA.
Chó mù hoặc điếc không được tham gia các cuộc thi chó có trao chứng nhận CAC của VKA. Trong trường hợp điều luật này không được tuân thủ và giám khảo phát hiện ra chú chó bị mù hoặc điếc, người chủ của chúng sẽ phải mang chó ra khỏi vòng dự thi.
Những con chó đang trong kỳ động đực được tham gia hay không phụ thuộc và quy định của nhà tổ chức.
Các con chó không có trong danh sách đăng ký không được tham gia thi trừ khi có vấn đề phát sinh từ ban tổ chức (ví dụ như trong việc in ấn). Để tham dự, các chủ chó phải hoàn thành mẫu đăng ký tham gia dự thi và chuyển lại cho nhà tổ chức trước khi thời hạn đăng ký kết thúc và nộp đủ phí tham gia cho ban tổ chức.
Việc làm cho da, lông hoặc mũi thay đổi dẫn đến thay đổi về cấu trúc, màu lông, hoặc hình thể bị cấm tham gia thi.
Các chíp vi mạch hoặc dấu xăm trên da được chấp nhận ngang nhau. Tại những cuộc thi không có thiết bị đọc chíp vi mạch, người có chó tham gia thi có thể sử dụng máy đọc riêng của họ.
Ban tổ chức có quyền từ chối việc đăng ký tham gia thi của chủ chó, tuy nhiên, lý do từ chối cần phải được ghi rõ và thông báo cho chủ chó được biết.
06 – MỨC ĐỘ XẾP HẠNG
Các mức độ xếp hạng:
Tuyệt vời: Trao cho những chú chó đạt gần tới mức lý tưởng đối với các tiêu chuẩn của giống chó, thể hiện được trong trạng thái tuyệt vời, hài hoà, cân đối, tính khí ổn định, có một tư thế tuyệt vời
ở một đẳng cấp cao. Những đặc tính nổi trội của giòng giống được thể hiện và cho phép nhữngđiểm khiếm khuyết không trọng yếu được bỏ qua. Chúng cũng cần phải có những chức năng đặc thù của giới tính.
Rất tốt: Trao cho các giống chó sởhữu cácđặc tínhđặc trưng của giống chó, có thểhình cânđối vàcác tư thế thể hiện đạt yêu cầu. Một vài lỗi không trọng yếu có thể chấp nhận nhưng không thuộc các lỗi về hình thái tự nhiên và cần phải có các đặc tính điển hình của giống chó.
Tốt: Trao cho các chú chó có cácđặc tính chủyếu của giống chó, tuy nhiên vẫn có những lỗi khôngthể che dấu.
Trung bình: Trao cho các chú chó tươngđối phù hợp vớitiêu chuẩn giống chóđó. Tuy nhiên cònthiếu những điểm được yêu cầu bắt buộc phải có hoặc thể trạng vật lý có một số điểm không hoàn thiện.
Không đạt: Dành cho những chú có không có các đặc điểm phù hợp với yêu cầu của giống chó; có những hành vi, tính cách không phù hợp với yêu cầu của giống hoặc những con chó hung hãn, những con chó có tinh hoàn, hàm, răng bị lỗi hoặc không bình thường; những con có màu hoặc lông không đúng quy định hoặc bị bạch tạng hoặc có rất ít điểm tương đồng với những đặc diểm chức năng riêng của loài và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc có những lỗi cần phải loại bỏ theocác tiêu chuẩn của loài.
Chó không được xếp vào 1 trong các hạng trên được đưa ra khỏi khu vực thi với đánh giá
Không chấm: được đánh giá cho tất cảnhững con chó không chịu di chuyển, liên tục nhảy lênxuống trong khi chủ đang dắt hoặc cố chạy khỏi vòng thi, làm cho Ban giám khảo không thể đánh giá được dáng đi và các chuyển động, cũng như không thể kiểm tra răng, khung xương, cấu trúc, đuôi và tinh hoàn. Mức này cũng được dành cho những con chó mà Ban giám khảo không thể đối chiếu kiểm tra / hoặc có nhiều nguyên nhân để hoài nghi … liên quan đến những điều trị, phẫu thuật của con chó đó. Nguyên nhân dẫn đến việc không đánh giá con chó cần phải ghi rõ trong báo cáo của Ban Giám khảo.
Bốn (04) con chó tốt nhất trong mỗi cấp độ thi được đánh giá ở mức độ là “Rất tốt” trở lên tiếp tục tranh các danh hiệu dành cho các cấp độ và của giống chó đó.
07 – CÁC CẤP ĐỘ CHÓ THAM GIA.
Việc tổ chức các cấp độ chó dự thi do ban tổ chức cuộc thi quyết định. Mỗi con chó chỉ được tham dự vào một hạng thi trong mỗi cuộc thi.
Các hạng thi trong mỗi cuộc thi gồm:
Không được dự tranh chứng nhận CAC
- a) Cấp độ chó sơ sinh: dưới 6 tháng tuổi
Cấp độ thi này chỉ để cho chó tập dượt – chó thuộc cấp độ này không được tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS.
Giải thưởng phụ: Chó sơ sinh có triển vọng nhất. b) Cấp độ chó non: từ 6 đến 9 tháng tuổi
Cấp độ thi này chỉ để cho chó tập dượt – chó thuộc cấp độ này không được tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS.
Giải thưởng phụ: Chó non có triển vọng nhất. c) Cấp độ chó già: từ 8 tuổi trở lên
Chó đăng ký thi ở cấp độ này không được trao chứng nhận CAC (VN). Tuy nhiên, con chó đẹp nhất của cấp độ này không được tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS. Giải thưởng phụ: Chó già đẹp nhất.
Được dự tranh chứng nhận CAC
Các con chó đực và cái đứng đầu các ở cấp độ này, cho mỗi giống / loài chó sẽ được tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS. Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ được dự tranh chứng nhận CAC (VN) nếu chúng được đánh giá đạt mức độ “tuyệt vời”. d) Cấp độ chó nhỡ: từ 9 đến 18 tháng tuổi
Chó đăng ký thi ở cấp độ này sẽ được trao chứng nhận CAC (VN). nếu đạt yêu cầu, và tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS.
e ) Cấp độ Trung Gian: từ 15 đến 24 tháng tuổi
Con chó đực / cái đẹp nhất của mỗi giống chó ở cấp độ này sẽ được dự tranh chứng nhận CAC (VN), nếu đạt yêu cầu, và tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS. f) Cấp độ mở rộng: từ 15 tháng tuổi trở lên
Con chó đực / cái đẹp nhất của mỗi giống chó ở cấp độ này sẽ được dự tranh chứng nhận CAC (VN), nếu đạt yêu cầu, và tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS. g) Cấp độ chó làm việc: từ 15 tháng tuổi trở lên
Các con chó muốn tham gia ở cấp độ này phải thuộc một trong số các giống chó có chức năng làm việc nhất định đã quy định trong các bản tiêu chuẩn và PHẢI có chứng chỉ do Việt Nam hoặc một nước thành viên/đối tác của FCI cấp. Con chó đực / cái đẹp nhất của mỗi giống chó ở cấp độ này sẽ được dự tranh chứng nhận CAC (VN), nếu đạt yêu cầu, và tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG
– BIS.
- h) Cấp độ vô địch: từ 15 tháng tuổi trở lên
Các con chó muốn tham gia ở cấp độ này PHẢI có chứng chỉ đã đạt chứng nhận vô địch tại một cuộc thi cấp quốc gia của một nước thành viên/đối tác của FCI cấp và có độ tuổi tối thiểu là 15 tháng tuổi tại ngày thi. Các con chó đã đạt danh hiệu vô địch tại một nước thành viên/đối tác của FCI nhưng chưa đủ 15 tháng tuổi phải đăng ký dự thi ở các cấp độ tương ứng.
Con chó đực / cái đẹp nhất của mỗi giống chó ở cấp độ này sẽ được dự tranh chứng nhận CAC (VN), nếu đạt yêu cầu, và tiếp tục tham gia tranh giải BOB – BOG – BIS.
Cấp độ Vô địch có thể được tổ chức hoặc không tùy thuộc Ban Tổ chức khi căn cứ trên tình hình thực tế của show. Khi không tổ chức cấp độ vô địch thì chủ của những cá thể chó đến từ quốc gia thành viên/đối tác khác của FCI có thể đăng kí cho con chó đó vào cấp độ chó trưởng thành (intermediate) hoặc cấp độ mở rộng (open) hoặc cấp độ làm việc (working).
Những cá thể chó đã đạt danh hiệu Vô địch Việt Nam chỉ phải tham gia tranh giải BOB, BOG, BIS chứ không phải đăng kí show tại các cấp độ cho dù cấp độ Vô địch có được tổ chức hay không.
08 – CÁC DANH HIỆU
+++ CÁC DANH HIỆU CHÍNH THỨC
CAC (VN): Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia của Việt Nam –Danh hiệu chính.
Chứng nhận CAC được trao riêng rẽ cho các con chó đực và cái đẹp nhất của mỗi dòng/ giống chó, với điều kiện con chó đó được đánh giá là “TUYỆT VỜI” và thuộc một trong các cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ chó trưởng thành (intermediate)– cấp độ mở rộng (open) – cấp độ chó làm việc (working) và cấp độ chó vô địch (champion).
R.CAC(VN): Chứng nhận chó đẹp cấp quốc gia của Việt Nam –Danh hiệu dựphòng.
Chứng nhận CAC được trao riêng rẽ cho các con chó đực và cái đẹp thứ nhì của mỗi dòng/ giống chó, với điều kiện con chó đó được đánh giá là “TUYỆT VỜI” và thuộc một trong các cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ chó trưởng thành (intermediate)– cấp độ mở rộng (open) – cấp độ chó làm việc (wor king) và cấp độ chó vô địch (champion).
VN.Ch. Danh hiệu Quán quân về chó đẹp của Việt Nam (Vietnam Champion of Beauty).
Danh hiệu vô địch về chó đẹp của Việt Nam được trao cho những con chó đã đạt 4 chứng nhận CAC, được trao bởi 4 Giám khảo khác nhau và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- CAC cuối cùng của cấp độ Junior , phải được trao trên 12 tháng.
- Có ít nhất một (1) CAC nguyên
- Hai (2) danh hiệu R.CAC được tính tương đương với một (1) danh hiệu CAC trong việc xét thành tích để công nhận danh hiệu Vietnam Champion.
- Chó phải có khai sinh loại A – đầy đủ của ba (03) thế hệ. Điểm này KHÔNG áp dụng đối với các giống chó của Việt Nam.
BOB: Chó đẹp nhất giống.
BOG: Chó đẹp nhất nhóm.
BIS: Chó đẹp nhất cuộc thi.
+++ CÁC DANH HIỆU PHỤ
Các danh hiệu phụ có thể được trao theo các cấp độ chó dự thi, và không bị giới hạn và do Ban tổ chức cuộc thi quyết định.
Chó sơ sinh có triển vọng nhất: Được trao cho cấp độ sơ sinh của từng giống chó. Các con chó sơ sinh đạt giải này các giống chó khác nhau không tiếp tục thi cùng nhau.
Chó non có triển vọng nhất: Được trao cho cấp độ chó con của từng giống chó. Các con chó con đạt giải này các giống chó khác nhau không tiếp tục thi cùng nhau.
Chó già đẹp nhất: Được trao cho cấp độ chó già của từng giống chó. Các con chó già đạt giải này củacác giống chó khác nhau trong cùng một nhóm sẽ không tiếp tục thi cùng nhau.
09 – GIÁM KHẢO
Chỉ những giám khảo làm nhiệm vụ mới có quyền ra quyết định liên quan đến việc trao giảithưởng, chứng nhận, và đề cử giải thưởng CAC hoặc R.CAC. Trên khía cạnh này, giám khảo có trách nhiệm làm việc mà không bị ảnh hưởng hoặc có sự trợ giúp từ bên ngoài bởi bất cứ người nào khác.
Về phía hỗ trợ tổ chức, những người hỗ trợ trong khu vực thi, và nếu cần thiết thì gồm cả phiên dịch thì được phép tham gia trong khu vục thi. Những người trợ giúp ở trên cần phải nói được ít nhất một trong các ngôn ngữ làm việc của VKA, theo yêu cầu của giám khảo.
Chỉ những giám khảo được VKA uỷ quyền các giống chó cụ thể được tiến hành đánh giá các con chó thuộc giống đó. Trong khi được phân công, họ có nghĩa vụ đánh giá một cách chặt chẽ và chỉ tuân theo các tiêu chuẩn về giống của FCI/VKA đang có hiệu lực tại thời điểm hiện hành.
Các điều sau cũng được áp dụng:
Các đơn vị tổ chức cuộc thi có trách nhiệm đánh giá và xác nhận các thông tin về các giám khảo được mời đến chấm thi.
Giám khảo cần tuân theo các tiêu chuẩn giống chó của FCI (đối với các giống chó mà FCI đã công nhận) hoặc các bản tiêu chuẩn giống chó mà VKA đã thông qua. Các tiêu chuẩn về giống chó mà VKA đã thông qua cần phải gửi cho những giám khảo được mời chấm thi trong một thời
gian thích hợp trước khi diễn ra cuộc thi.
Các giám khảo chỉ được phép đánh giá những giống chó mà họ đã được phép chấm thi – thông qua hệ thống đánh giá các giám khảo của FCI/VKA. Các trường hợp ngoại lệ khác cần phải có quyết
định cụ thể của VKA về việc bổ nhiệm giám khảo chấm thi cho các giống chó cụ thể.
Các giám khảo từ những quốc gia khác cần phải được thông báo đầy đủ về các quy định chi tiếtcủa VKA trong các cuộc thi chó, cũng như các vấn đề thủ tục và quy định quan trọng khác. VKA có trách nhiệm cung cấp cho các giám khảo những thông tin này trước khi cuộc thi diễn ra.
10 – TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ TỔ CHỨC CUỘC THI
Đơn vị tổ chức cuộc thi cần phải hiểu rõ các nội dung trong các quy định của VKA về giám khảo cuộc thi và cần tuân thủ các quy định này.
VKA không chịu trách nhiệm cho bất cứ tai nạn nào xảy ra trong khuôn khổ các cuộc thi chó cấp thế giới của VKA
Bảo hiểm trách nhiệm do đơn vị tổ chức thi mua.
MỜI CÁC GIÁM KHẢO CHẤM THI
Nhà tổ chức cuộc thi cần gửi giấy mời tới các giám khảo. Các giám khảo cần trả lời nhà tổ chứcbằng văn bản về việc chấp nhận hay từ chối giấy mời chấm thi. Các giám khảo đã xác nhận tham gia chấm thi phải có nghĩa vụ tham gia chấm thi, trừ khi bị cản trở bởi những lý do đặc biệt quan trọng
Nếu các giám khảo không thể thực hiện nghĩa vụ của họ bởi những nguyên nhân quan trọng, họ cần thông báo cho nhà tổ chức cuộc thi ngay lập tức bằng điện thoại, fax, e-mail hoặc điện tín. Việc không tham gia này cần phải được xác nhận bằng thư sau đó.
Tương tự, nhà tổ chức cuộc thi cũng phải đảm bảo cho lời mời của họ. Việc huỷ cuộc thi chỉ được phép khi có những nguyên nhân bất khả kháng hoặc do thoả thuận với giám khảo.
Nếu nhà tổ chức cuộc thi bắt buộc phải huỷ buổi thi, họ có trách nhiệm hoàn trả lại cho giám khảo các chi phí đã phát sinh. Nếu giám khảo, vì bất cứ lý do gì ngoài những nguyên nhân bất khả kháng, mà không thực hiện tròn nghĩa vụ chấm thi của họ như một giám khảo, họ sẽ phải trả các chi phí có thể phát sinh thêm sau đó.
Nếu giám khảo được đề nghị chấm thi cho một giống chó mới chỉ được ghi nhận ở mức độ quốc gia, giám khảo cũng cần phải tuân thủ các quy định về giám khảo trong các cuộc thi và cần phải có bản tiêu chuẩn giống chó đó trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.
Tất cả các giám khảo chấm thi cho các nhóm chó đã được FCI phê chuẩn được phép chấm thi cho tất cả các giống chó trong nhóm, cũng như chấm giải con chó đẹp nhất nhóm thuộc nhóm chó họđược chấm thi mà không cần sự đồng ý chính thức từ tổ chức nuôi chó giống quốc gia của nước họ. Họ có thể chấm giải chó đẹp nhất cuộc thi nếu được VKA và quốc gia của giám khảo đó cùng phê chuẩn, đồng thời giám khảo đó phải được FCI công nhận đủ tiêu chuẩn thực hiện đánh giá đối với ít nhất là 2 nhóm chó theo phân loại của FCI.
Tất cả các giám khảo đã có chứng nhận của FCI để chấm thi cho tất cả các giống chó FCI được phép chấm thi cho tất cả các giống chó, cho tất cả các cuộc thi, gồm cả chấm giải con chó đẹp nhất nhóm và con chó đẹp nhất cuộc thi mà không cần sự đồng ý chính thức từ tổ chức nuôi chó giống quốc gia của nước họ.
PHÂN CÔNG CHẤM THI
Mỗi giám khảo cần phải được thông báo trước rõ ràng về các giống chó, số lượng chó mà họ dự kiến phải chấm thi. Nhà tổ chức cuộc thi có trách nhiệm gửi các thông tin này cho họ bằng văn bản trước khi diễn ra cuộc thi.
Một giám khảo không được chấm thi cho nhiều hơn 20 con chó trong một giờ và 80 con chó trong một ngày, nếu như có yêu cầu phải viết báo cáo bằng văn bản cho việc đánh giá từng con chó và không được chấm nhiều hơn 150 con chó một ngày trong trường hợp không yêu cầu phải viết báo cáo.
Số lượng chó chấm thi có thể tăng hơn không quá 20%. Trong trường hợp này, giám khảo và nhà tổ chức phải có các thoả thuận cụ thể và nhà tổ chức cuộc thi phải báo cáo lại với VKA ngay sau khi cuộc thi kết thúc.
QUẢN LÝ SÂN THI VÀ TRỢ LÝ
Những giống chó cảnh và một số nhóm chó nhỏ phải được kiểm tra trên bàn được chuẩn bị bởi ban tổ chức.
Giám khảo là người phụ trách sân thi. Khi có sự cố xảy ra trong công tác tổ chức, Trưởng ban trợ lý phải được tư vấn từ giám khảo và quyết định phải có sự đồng ý từ giám khảo.
Nhằm hổ trợ công tác tổ chức, một trợ lý giám khảo (ring steward) và một thư ký nên có mặt tại sân thi để hỗ trợ giám khảo. Những trợ lý giám khảo cần có khả năng nói 1 trong những ngôn ngữ làm việc của FCI theo yêu cầu của giám khảo.
Trợ lý giám khảo và thứ ký phải được chỉ định với ban tổ chức.
Trợ lý giám khảo phải có kiến thức tốt về những Qui định đối với cuộc thi chó đẹp của FCI cũng như những Qui định của VKA. Trợ lý giám khảo phải được tham gia huấn luyện và đào tạo của VKA trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Trợ lý giám khảo và thư ký nên hỗ trợ giám khảo những việc sau:
- Tổng hợp số chó trong từng cấp độ
- Kiểm tra có thí sinh nào vắng mặt không
- Lưu ý với giám khảo về bất sự thay đổi về người dẫn chó hoặc bất cứ sự bất thường nào trong sân
- Ưu tiên ghi chú những điều kiện của giám khảo, khi có yêu cầu, phải ghi chú bằng ngôn ngữ mà giám khảo có thê kiểm tra được. Khi cần thiết, bản báo cáo cần được dịch ra ngôn ngữ mà giám khảo có thể đọc được.
- Chuẩn bị và tổ chức thực hiện tất cả những giấy tờ cần thiết và phân bổ tới những người phụ trách
- Làm theo hướng dẫn của giám khảo
11 – QUYỀN LỢI VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM KHẢO TRONG CUỘC THI QUYỀN CỦA GIÁM KHẢO
Nhà tổ chức cuộc thi hoặc câu lạc bộ mời phải dành sự chăm sóc cho Ban giám khảo, theo các thoả thuận từ trước,bắt đầu từ khi giám khảo tới tỉnh/thành phố diễn ra cuộc thi cho tới khi họ rời khỏi tỉnh/ thành phố đó, bao gồm cả ngày trước và sau khi cuộc thi diễn ra.
Tất cả các chi phí đi lại thông thường, phí đỗ xe, phí tàu, xe buýt, taxi, vé máy bay (ở mức độ vế hạng phổ thông, gồm cả bảo hiểm – nếu có thể- và phí đổi vé – tuỳ theo thoả thuận) và các bữa ăn trong quá trình đi lại đến nơi tổ chức thi mà giám khảo đã chi trả cần phải được thanh toán ngay khi đến, hoặc trước đó, theo các thoả thuận từ trước.
Giám khảo phải được cung cấp các điều kiện sinh hoạt hợp lý trong thời gian chấm thi, bao gồm cả ngày trước và sau khi diễn ra cuộc thi – tuỳ thuộc vào lịch đi lại của khán giả
Khi chấm thi tại các cuộc thi ở cấp quốc tế, cấp khu vực và toàn cầu, ngoài các chi phí nêu trên, để trang trải các khoản chi phí nhỏ lẻ khác của giám khảo, một khoản “tiêu vặt hàng ngày” cũng được trả cho giám khảo trong suốt thời gian giám khảo di chuyển đến nơi thi và chấm thi. Mức phí này được tính là 35 euro/ngày chấm thi, trừ trường hợp Ban tổ chức có các thoả thuận riêng với giám khảo.
Giám khảo được tự do lập các thoả thuận cá nhân khác với đơn vị tổ chức thi, và có thể khác với các điều khoản trên. Tuy nhiên, trong trường hợp các thoả thuận cá nhân không được lập, các giám khảocần phải được cung cấp các phúc lợi như trong quy định này.
Các thoả thuận về tài chính được khuyến cáo rằng nên được thoả thuận trước trong các hợp đồng hoặc các thoả thuận bằng văn bản giữa giám khảo và nhà tổ chức. Các thoả thuận này cần được các bên tôn trọng trong quá trình thực hiện.
CÁC HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GIÁM KHẢO TRONG VIỆC CƯ XỬ TẠI NƠI CHẤM THI
Giám khảo không được gặp gỡ riêng với những người có chó tham gia trong các cuộc thi mà họ là người đánh giá trong suốt thời gian trước cuộc thi.
Đơn vị tổ chức không được phép giao phó việc chăm sóc các giám khảo chấm thi cho bất cứ ai có chó tham gia trong cuộc thi đó trong thời gian trước khi diễn ra cuộc thi, cũng không được phép sắp xếp cho giám khảo ở nhà những người có chó tham gia cuộc thi do giám khảo đó chấm thi
DANH MỤC GIỚI THIỆU CÁC CON CHÓ THAM GIA THI (SHOW CATALOGUE)
Không được tư vấn về cuốn sách giới thiệu các con chó tham gia thi trước khi họ tham gia chấm thi. Tương ứng, nhà tổ chức cũng không được tiết lộ các thông tin về cuốn sách giới thiệu này cho các giám khảo trước khi kết thúc cuộc thi.
QUẢN LÝ KHU VỰC THI VÀ TRỢ LÝ TRONG KHU VỰC THI
Các giống chó cảnh (Toy breeds) và một vài các giống chó nhỏ khác có thể được chấm thi trên một cái bàn do nhà tổ chức bố trí.
Giám khảo là người phụ trách chính trong khu vực thi. Trợ lý giám khảo có trách nhiệm hỗ trợ các vấn đề về tổ chức, tuy nhiên tất cả các hoạt động trong sân thi chỉ được thực hiện với sự đồng ý của giám khảo;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong khu vực thi, giám khảo luôn được trợ giúp bởi ít nhất một trợ lý – là người được nhà tổ chức cuộc thi phân công. Những người trợ lý này cần phải thông thạo 1 trong 4 ngôn ngữ làm việc của VKA theo yêu cầu của giám khảo và cần phải hiểu rõ các quy định về các cuộc thi chó của FCI/VKA.
Những người trợ lý cần làm các việc sau cho giám khảo:
Tập hợp chó theo các cấp độ;
Kiểm tra sự vắng mặt trong mỗi cấp độ;
Thông báo cho giám khảo bất cứ các thay đổi về người dắt chó hoặc các thí sinh / người tham dự không đúng với quy định / đăng ký;
Ghi nhận các đánh giá của giám khảo khi có yêu cầu bằng ngôn ngữ mà giám khảo lựa chọn
(như đã nêu ở trên);
Thực hiện các công việc giấy tờ và chuẩn bị các giải thưởng; Tuân theo các chỉ dẫn của giám khảo.
GIỚI HẠN VỚI GIÁM KHẢO TRONG CUỘC THI
Không được hút thuốc trong khu vực chấm thi;
Không được uống rượu trong khu vực chấm thi;
Không sử dụng điện thoại di động khi đang thực hiện đánh giá các con chó tham gia.
Không được đăng ký hoặc dắt chó tham gia thi trong các cuộc thi mà họ làm giám khảo.
Một thành viên gia đình, bao gồm những thành viên gần gũi trong gia đình hoặc bất cứ ai sống cùng trong nhà họ có thể đăng ký tham gia hoặc dắt chó tham gia cuộc thi đối với những giống chó/ nhóm chó mà giám khảo đó không tham gia đánh giá, với điều kiện những con chó đó không thuộc sở hữu của người giám khảo đó.
Con chó do một giám khảo dắt đi thi tại một cuộc thi trao chứng nhận CAC, mà tại cuộc thi đó giám khảo không tham gia chấm thi, cần phải được nuôi và sở hữu, hoặc đồng sở hữu bởi giám khảo đó, hoặc một thành viên gia đình, bao gồm những thành viên gần gũi trong gia đình hoặc bất cứ ai sống cùng trong nhà họ.
Các giám khảo không được chấm thi bất cứ con chó nào họ hoặc một thành viên khác trong gia đình họ đã sở hữu/đồng sở hữu, huấn luyện, trông coi hoặc đã bán trong vòng 6 tháng trước khi diễn ra cuộc thi mà họ làm giám khảo. Quy định tương tự cũng được áp dụng cho những con chó do một thành viên gia đình, bao gồm những thành viên gần gũi trong gia đình và những người sống cùng trong nhà họ sở hữu.
Giám khảo không được phép đi đến cuộc thi với bất khi thí sinh nào
Giám khảo không được phép gặp gỡ hoặc ở chung với thí sinh trong bất cứ trường hợp nào. Giám khảo chỉ được phép gặp gỡ thí sinh sau khi cuộc thi kết thúc
12 – KHIẾU NẠI
Tất cả các quyết định của giám khảo liên quan đến các chứng chỉ, phần thưởng và vị trí xếp hạng là cuối cùng và không khiếu nại.
Tuy nhiên, các khiếu nại về việc tổ chức cuộc thi và các thủ tục tiếp theo liên quan đến việc trao các chứng chỉ, phần thưởng và vị trí xếp hạng được chấp nhận và cần phải khiếu nại ngay lập tức bằng văn bản cùng với một khoản lệ phí bảo đảm. Nếu khiếu nại này được chứng minh là phi lý, khoản phí đảm bảo này sẽ được chuyển cho nhà tổ chức cuộc thi.
13 – CÁC KHOẢN PHẠT
Các sự vi phạm những điều luật này có thể bị phạt theo các mức độ phạt. VKA có thể cấm các nhà tổ chức thực hiện tổ chức các cuộc thi trao chứng nhận CAC trong một hoặc vài năm. Những quyết định này phụ thuộc vào Ban Thường vụ của VKA sau khi có những báo cáo bằng văn bản liên quan đến cách điều hành của nhà tổ chức được thực hiện.
Tất cả các sự kháng cáo về các điều khoản phạt do Ban Thường vụ của VKA ban hành sẽ được quyết định bởi Ban điều hành VKA và quyết định này là phán xét cuối cùng.
14 – CẤM TỔ CHỨC THI
VKA có quyền ban hành danh sách các con chó và những người bị cấm tham gia các cuộc thi. Tất cả các nhà tổ chức phải chấp nhận lệnh cấm này.
15 – ĐIỀU KHOẢN BẮT BUỘC
Mỗi nhà tổ chức các cuộc thi có trao chứng nhận CAC Việt Nam cần tuân theo các quy định và pháp luật của Việt Nam.
Quy định này được Ban Thường vụ VKA thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 09 năm 2009, và được sửa đổi lần thứ nhất vào ngày 20 tháng 08 năm 2012.
Điều chỉnh sửa đổi lần thứ hai vào ngày 27 tháng 03 năm 2015.
Điều chỉnh sửa đổi lần thứ ba vào ngày 29 tháng 11 năm 2016.
Điều chỉnh sửa đổi lần thứ tư vào ngày 08 tháng 03 năm 2019.
PHỤ LỤC 1
Hướng dẫn trình tự tổ chức dog show trong hệ thống Vietnam Championship
I. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ a. Đăng ký tổ chức cuộc thi i. Đối với các cuộc thi trao CAC (VKA)
- Đơn vị tổ chức phải nộp đơn xin tổ chức theo qui định ở mục 03.
- Đơn vị tổ chức phải nộp kèm thể thức trao các giải phụ nếu có nguyện vọng trao thêm giải phụ như Best Local, Best of the Best,…
ii. Đối với các cuộc thi trao SEA-CAC
- Đơn vị tổ chức phải nộp đơn xin tổ chức theo qui định ở mục 03.
- Đơn vị tổ chức phải nộp kèm thể thức trao các giải phụ nếu có nguyện vọng trao thêm các giải phụ như Best Local, Best of the Best,…
- Đơn vị tổ chức phải nộp đơn xin tổ chức ít nhất 3 tháng trước ngày diễn ra cuộc thi.
b. Cách đặt tên cuộc thi
– Tên các cuộc thi sẽ do BCH VKA đặt theo thứ tự diễn ra cũng như nội dung cuộc thi
c. Tiếp xúc và mời giám khảo chấm thi
Mời giám khảo
– Đơn vị tổ chức phải thông báo VKA tên và cách thức liên lạc với giám khảo mà đơn vị tổ chức dự định mời để VKA gởi thư mời tới Hiệp hội chủ quản của giám khảo
– VKA có thể sẽ đề nghị đơn vị tổ chức thay đổi giám khảo trong trường hợp cần thiết nhằm hạn chế việc mời quá thường xuyên cùng một giám khảo cũng như tăng tính công bằng vô tư cho cuộc thị.
ii. Tiếp đón giám khảo và trình bày thể thức cuộc thi
- Đơn vị tổ chức phải đảm bảo rằng những người tham gia tiếp đón và làm việc với giám khảo không được tham gia dắt chó và đăng ký chó đi thi.
- Chỉ có thành viên ban tổ chức cùng với trợ lý giám khảo được tiếp xúc và làm việc với giám khảo cho đến khi cuộc thi kết thúc.
- Đơn vị tổ chức phải trình bày với giám khảo về thể thức cuộc thi trước khi cuộc thi diễn ra, cũng như truyền đạt những yêu cầu cơ bản do VKA đối với tiêu chuẩn trao CAC cho giám khảo trước khi cuộc thi diễn ra.
- Làm việc với giám khảo trong cuộc thi Trợ lý giám khảo phải thông báo cho giám khảo về giống chó, cấp độ, giới tính và giải thưởng sẽ có thể được trao trước mỗi lượt thi.
- Trợ lý giám khảo phải kiểm tra biên bản cuộc thi sau khi kết thúc đối với từng giống và hỏi ý kiến giám khảo nhằm làm rõ mọi chi tiết cần thiết.
- Trợ lý giám khảo không được quyền trao giải thay cho giám khảo.
II. THỂ THỨC DOG SHOW
a. Thể thức “Runner up”
- Thể thức “Runner up” được áp dụng nhằm tạo cơ hội cho những con chó đẹp có được giải thưởng cao và hạn chế đi sự giới hạn bởi cấp độ đăng ký thi cũng như giới tính.
- Thể thức “Runner up” là việc tạo điều kiện để con xếp nhì ở các vòng thi (ở cấp độ thi, vòng tranh CAC, vòng tranh nhất giống, vòng tranh nhất nhóm) được tham gia tranh giải nhì ở vòng tiếp theo trong trường hợp con xếp nhất ở cùng vòng thi đã giành giải nhất của vòng thi đang tiến hành. Vòng breed
Trình tự của vòng thi phải được thực hiện tuần tự như sau:
- Cấp độ chó sơ sinh (baby class)
- Cấp độ chó con (puppy class) – Cấp độ chó nhỡ (junior class)
- Cấp độ trung gian (intermediate class)
- Cấp độ mở rộng (open class)
- Cấp độ chó làm việc (Working class)
- Vòng tranh CAC
- Cấp độ Vietnam Champion
- Cấp độ chó già (veteran class)
- Vòng tranh CACIB / APAC-CAC / SEA-CAC / AKU-CAC (thay thế cho vòng tranh CAC)
- Vòng tranh Best Of Breed
- Vòng tranh Best Junior Of Breed
- Các giải phụ nếu có (Best Local Of Breed)
- Đối với cấp độ chó sơ sinh (baby) và cấp độ chó con (puppy) Đực và cái vào sân cùng lúc, đực được xếp trước, cái được xếp sau.
- Đối với các cấp độ có tranh CAC Thứ tự các cấp độ thi như sau:
- Đực thi trước, cái thi sau
- Áp dụng thể thức “runner up” cho vòng tranh CAC.
- Tất cả những con xếp nhất ở cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ trung gian (intermediate), cấp độ mở rộng (open) và cấp độ chó làm việc (working) được tham gia vòng tranh CAC
iii. Cách thức tranh nhất giống (Best of Breed)
- Vòng thi nhất giống (Best Of Breed) sẽ bao gồm tất cả những con ở cấp độ Vietnam Champion (đực đứng trước, cái đứng sau) và 2 con CAC (đực và cái). Có áp dụng thể thức “runner up”.
- Vòng thi nhất giống ở cấp độ chó nhỡ (Best Junior Of Breed) nên được tiến hành sau vòng thi nhất giống (Best of Breed).
iv. Đối với cuộc thi có trao CACIB (giải FCI)
- Tất cả những con xếp nhất ở cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ trung gian (intermediate), cấp độ mở rộng (open), cấp độ chó làm việc và cấp độ Vietnam Champion đều được tham gia vòng tranh CACIB.
- Trong trường hợp con xếp nhất trong vòng tranh CACIB chưa đủ 15 tháng tuổi thì sẽ được trao CAC và CACIB sẽ được trao cho con xếp nhì (nếu nó đủ 15 tháng tuổi); nếu con xếp nhì cũng không đủ 15 tháng tuổi thì sẽ được trao R.CAC và CACIB sẽ được trao cho con xếp hạng cao nhất (đủ 15 tháng tuổi) trong những con còn lại.
- Trong trường hợp con xếp nhất trong vòng tranh CACIB đã đủ 15 tháng tuổi và chưa hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì sẽ được nhận đồng thời CACIB và CAC; con xếp nhì sẽ được nhận R.CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất trong vòng tranh CACIB đã đủ 15 tháng và đã hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì chỉ được nhận CACIB; giám khảo sẽ có thể trao CAC và R.CAC cho con xếp nhì và xếp ba.
- Giám khảo không bắt buộc phải trao R.CACIB.
- Áp dụng thể thức “runner up” cho vòng tranh CACIB.
- Đối với cuộc thi có trao APCS-CAC (giải APAC) Tất cả những con xếp nhất ở cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ trung gian (intermediate), cấp độ mở rộng (open), cấp độ chó làm việc và cấp độ Vietnam Champion đều được tham gia vòng tranh APCS-CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh APCS-CAC chưa hoàn thành danh hiệu Champion của bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực APAC thì nó sẽ được trao CAC; nếu con xếp nhì cũng chưa hoàn thành danh hiệu Champion của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực APAC thì sẽ được trao R.CAC và APCS-CAC sẽ được trao con xếp hạng cao nhất đã hoàn thành ít nhất một danh hiệu Champion của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực APAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh APCS-CAC đã hoàn thành danh hiệu Champion của một quốc gia trong khu vực APAC bất kỳ nhưng chưa hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì sẽ được nhận đồng thời APCS-CAC và CAC; con xếp nhì chỉ được nhận R.CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh APCS-CAC đã hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì chỉ được nhận APCS-CAC; giám khảo có thể trao CAC và R.CAC cho con xếp nhì và xếp ba. Không có APCS-R.CAC.
- Áp dụng thể thức “Runner Up” cho vòng tranh APAC-CAC Đối với cuộc thi có trao SEA-CAC (giải SEA)
- Tất cả những con xếp nhất ở cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ trung gian (intermediate), cấp độ mở rộng (open), cấp độ chó làm việc và cấp độ Vietnam Champion đều được tham gia vòng tranh SEA-CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh SEA-CAC chưa hoàn thành danh hiệu Champion của bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực SEA thì nó sẽ được trao CAC; nếu con xếp nhì cũng chưa hoàn thành danh hiệu Champion của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực SEA thì sẽ được trao R.CAC và SEA-CAC sẽ được trao con xếp hạng cao nhất đã hoàn thành ít nhất một danh hiệu Champion của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực SEA. Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh SEA-CAC đã hoàn thành danh hiệu Champion của một quốc gia trong khu vực SEA bất kỳ nhưng chưa hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì sẽ được nhận đồng thời SEACAC và CAC; con xếp nhì chỉ được nhận R.CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh SEA-CAC đã hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì chỉ được nhận SEA-CAC; giám khảo có thể trao CAC và R.CAC cho con xếp nhì và xếp ba.
- Không có SEA-R.CAC
- Áp dụng thể thức “Runner Up” cho vòng tranh SEA-CAC Đối với cuộc thi có trao AKU-CAC (giải AKU)
- Tất cả những con xếp nhất ở cấp độ chó nhỡ (junior), cấp độ trung gian (intermediate), cấp độ mở rộng (open), cấp độ chó làm việc và cấp độ Vietnam Champion đều được tham gia vòng tranh AKU-CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh AKU-CAC chưa hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì sẽ được nhận đồng thời AKU-CAC và CAC; con xếp nhìn chỉ được nhận R.CAC.
- Trong trường hợp con xếp nhất vòng tranh AKU-CAC đã hoàn thành danh hiệu Vietnam Champion thì chỉ được nhận AKU-CAC; giám khảo có thể trao CAC và R.CAC cho con xếp nhì và xếp ba.
- Không có AKU-R.CAC.
- Áp dụng thể thức “Runner Up” trong vòng tranh AKU-CAC.
- Vòng group Tất cả những con được trao giải nhất giống (Best OF Breed) đều được tham gia vòng tranh Best In Group.
- Áp dụng thể thức “Runner Up” cho vòng tranh Best In Group.
- Vòng tranh nhất nhóm cấp độ chó nhỡ (Best Junior In Group) nên được tiến hành sau vòng tranh nhất nhóm (Best In Group).
- Không bắt buộc tổ chức vòng thi group cho cấp độ chó sơ sinh (baby class) và chó con (puppy class).
- Vòng show Tất cả những con được trao giài nhất nhóm (Best In Group) đều được tham gia vòng tranh Best In Show. Áp dụng thể thức “Runner Up” cho vòng tranh Best In Show.
- Vòng tranh nhất show cấp độ chó nhỡ (Best Junior In Show) nên được tiến hành sau vòng tranh nhất show (Best In Show).
III. BÁO CÁO KẾT QUẢ
a. Thời hạn nộp báo cáo
Đơn vị tổ chức có phải nộp báo cáo kết quả cuộc thi cho BCH VKA trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc cuộc thi.
b. Nội dung báo cáo
- Đơn vị tổ chức phải nộp bảng tổng kết kết quả cuộc thi, bảng tổng kết danh sách CAC / R.CAC, CACIB, APCS-CAC, SEA-CAC, AKU-CAC (nếu có) theo mẫu của VKA.
- Đơn vị tổ chức phải nộp danh sách chó tham gia cuộc thi theo mẫu của VKA.